banner

SẶC SỮA Ở TRẺ SƠ SINH RẤT NGUY HIỂM

Thứ hai, 08/04/2024, 16:44 GMT+7

SẶC SỮA Ở TRẺ SƠ SINH RẤT NGUY HIỂM

Sặc sữa là hiện tượng sữa tràn vào đường thở khiến trẻ khó thở, sặc sụa, tím tái, có thể ngừng thở. Nếu không được cấp cứu nhanh chóng, kịp thời sặc sữa ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến tử vong

1.  NGUYỄN NHÂN SẶC SỮA

♦ Trẻ bú không đúng tư thế

♦  Bú khi trẻ đang khóc, đang ho

♦  Sữa mẹ xuống quá nhiều

♦  Núm vú cao su có lỗ thông quá rộng khiến sữa chảy nhiều, chảy mạnh làm trẻ không nuốt kịp

SYc_sYa

 

2.  CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT SẶC SỮA Ở TRẺ SƠ SINH

♦ Trẻ đang bú hoặc đang nằm (sau ăn) đột ngột ho mạnh, ho sặc sụa, tím tái hoặc lịm đi.

♦ Trẻ đột nhiên khóc thét lên

♦ Có thể thấy sữa trào ra mũi, miệng.

♦ Trẻ hốt hoảng, da xanh tái, có thể mềm nhũn hoặc co cứng.

♦ Trường hợp nặng trẻ có thể ngừng thở.

 

3. CẤP CỨU TRẺ SẶC SỮA.

Khi trẻ bị sặc sữa, các bà mẹ cần hết sức bình tĩnh và sơ cứu trẻ theo các bước sau:

Nếu trẻ ho được : Nghiêng đầu trẻ sang một bên, lau sạch sữa ở mũi, miệng trẻ. Khuyến khích để trẻ ho. Tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ.

Nếu trẻ không ho được:

♦ Đặt trẻ nằm sấp trên lòng bàn tay và cánh tay phải (tay thuận), dùng lòng bàn tay còn lại vỗ mạnh và nhanh 5 cái vào lưng trẻ (chỗ giữa hai xương bả vai) nhằm tăng áp lực trong lồng ngực để tống xuất sữa ra khỏi đường hô hấp của trẻ.

♦ Nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái thì đặt trẻ nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng, dùng hai ngón tay trỏ và giữa đột ngột ấn mạnh 5 cái ở nửa dưới của xương ức, dưới đường nối 2 vú khoảng 1-2 cm. Lặp lại 5 – 6 lần cho đến khi trẻ có dấu hiệu hồi phục.

Đối với trẻ có biểu hiện ngừng thở: Có thể kết hợp các biện pháp trên với hà hơi thổi ngạt, cụ thể ngậm mũi và miệng trẻ thổi vào cho đến khi thấy lồng ngực hơi nhô lên. Khi trẻ đã hồi phục, vẫn đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để theo dõi tiếp.

 

4PHÒNG TRÁNH SẶC SỮA Ở TRẺ SƠ SINH

- Khi cho trẻ bú, mẹ cần bế trẻ cao đầu, ở tư thế thoải mái. Mặt của trẻ quay vào ngực mẹ còn phần mũi của trẻ ở hướng đối diện với núm vú.

- Kiểm soát tốc độ bú: Khi sữa mẹ chảy về quá nhiều hãy dùng hai đầu ngón tay kẹp vào phần đầu ti để hãm lại tốc độ sữa. Nếu dùng bình sữa hãy chú ý chọn núm vú cao su có lỗ thông phù hợp với tháng tuổi của bé.

- Sau khi bú xong, nên bế trẻ nằm sấp trên vai hoặc ngực mẹ 15-20 phút, vỗ nhẹ lưng để trẻ ợ bớt hơi trong dạ dày, tránh đầy hơi sẽ kích thích gây sặc.

Nếu đã thực hiện các biện pháp hỗ trợ nêu trên mà tình trạng trẻ bị sặc sữa lên mũi thở khò khè vẫn không cải thiện thì tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ Nhi khoa để tìm nguyên nhân và được điều trị hiệu quả.

------------------------------------------

Mọi thắc mắc cần tư vấn vui lòng liên hệ:

Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Nha Trang

Số 57-59 Cao Thắng, Phước Long, Bình Tân, Tp Nha Trang, Khánh Hòa.

Số điện thoại: 02583.887.599 - 0906 557 535


marketing.nt
TAG: