HƯỚNG DẪN NHẬP VIỆN

HƯỚNG DẪN NHẬP VIỆN

I.  QUY TRÌNH NHẬP VIỆN
Bước 1: Người bệnh sau khi bác sĩ khám và được chỉ định nhập viện thì Bác sĩ phòng khám làm hồ sơ bệnh án cho người bệnh vào điều trị nội trú.

Bước 2: Nhân viên y tế phòng khám gọi điện thông báo khoa cho điều trị chuẩn bị phòng và bác sĩ trực. Điều dưỡng đưa người bệnh vào khoa điều trị (người bệnh đi lại khó khăn hay bệnh nặng thì di chuyển bằng xe lăn hoặc bằng cáng). Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân sẽ được bàn giao cho điều dưỡng khoa, kèm theo ký nhận vào sổ bàn giao người bệnh.

Bước 3: Khoa điều trị tiếp nhận người bệnh vào khoa, kiểm tra hồ sơ bệnh án, ký nhận với bên bàn giao, hoàn thiện các thủ tục hành chính. Hướng dẫn nội quy khoa phòng, nội quy bệnh viện, quyền và nghĩa vụ của người bệnh. Xếp phòng, giường cho người bệnh, cho người bệnh mượn vật dụng, tư trang (quần áo,  mền...)

Trong thời gian nằm viện, nếu bạn muốn thay đổi phòng, xin vui lòng thông báo cho nhân viên y tế khoa tại điều trị về sự thay đổi này (những phòng sẵn có).

II. QUY TRÌNH VÀO PHÒNG PHẪU THUẬT

Bước 1: Bệnh nhân vui lòng đến nhập viện đi cùng với người thân gia đình của bệnh nhân để làm các thủ tục.
Bước 2: Điều dưỡng sẽ đo huyết áp và kiểm tra một vài chi tiết, điền vào bảng câu hỏi trong phòng mổ và chuẩn bị bệnh nhân phẫu thuật.
Bước 3: Người thân của bệnh nhân, có thể liên lạc với bệnh viện để cập nhật thông tin bệnh nhân khi cần.
Bước 4: Bác sĩ gây mê sẽ thăm khám và giải thích quá trình gây mê trước khi phẫu thuật.
Bước 5: Bác sĩ phẫu thuật sẽ thăm khám và giải thích quy trình mổ trước khi phẫu thuật cho bệnh nhân và yêu cầu bệnh nhân ký vào Giấy Cam Kết.
Bước 6: Khi vào phòng mổ bệnh nhân sẽ thay trang phục mổ. Quần áo của bệnh nhân sẽ được bỏ vào trong túi và sẽ được lưu giữ an toàn.
Bước 7: Điều dưỡng tiếp nhận hướng dẫn bệnh nhân đưa vào phòng mổ bằng băng ca hoặc xe đẩy.
Bước 8: Nhân viên gây mê sẽ kiểm tra xác nhận và hoàn thành bảng câu hỏi liên quan trong phòng mổ.
Bước 9: Bệnh nhân sẽ được chuyển lên băng ca trước khi đưa vào phòng gây mê.

III. TRƯỚC KHI NHẬP VIỆN
Chuẩn bị trước khi nhập viện là một phần quan trọng của việc chăm sóc tốt cho sức khỏe của bạn tại Bệnh viện
* Những điều nên làm
Vui lòng mang theo những giấy tờ dưới đây:
•    Giấy chỉ định nhập viện của bác sĩ (nếu có)
•    Thông tin chi tiết về bảo hiểm y tế (nếu có) thẻ BHYT, giấy CCCD (CMND)
•    Kết quả cận lâm sàng như: X-Quang, siêu âm hoặc xét nghiệm có liên quan.
•    Đối với trẻ em: Sữa, bình sữa và các yêu cầu về chế độ ăn uống đặc biệt (nếu có)
•    Vật dụng cá nhân, đồ chơi yêu thích đối với trẻ em.

* Trong ngày nhập viện
Trước khi nhập viện, bạn và người nhà sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn các thủ tục và giải thích rõ ràng về qui định, chi phí cũng như các vấn đề liên quan. Sau khi làm các thủ tục nhập viện, Quý khách được đưa đến phòng của mình. Tất cả các tầng điều trị đều có nhân viên y tế túc trực 24/24 hỗ trợ

Dành cho phẫu thuật

Thông tin trước khi phẫu thuật

Mang theo kết quả cận lâm sàng; CĐHA, Xét nghiệm và lịch sử khám bệnh trước đó để giảm thiểu thời gian chờ đợi (sẽ được kiểm tra lại nếu các kết quả cận lâm sàng không ở mức bình thường).


III. TRONG QUÁ TRÌNH KHÁM TRƯỚC KHI PHẪU THUẬT, NHÂN VIÊN Y TẾ SẼ HƯỚNG DẪN 

1. Chế độ ăn uống
Hãy đảm bảo chế độ ăn uống theo hướng dân của nhân viên y tế trước khi phẫu thuật. Việc ăn uống không kiểm soát sẽ làm tăng nguy cơ rủi ro của cuộc phẫu thuật.

 2. Vệ sinh cá nhân
Xin vui lòng tắm vào buổi sáng trong ngày phẫu thuật của bạn. Không sử dụng chất khử mùi, sản phẩm dành cho tóc, trang điểm, nước hoa, bọt cạo râu, sữa dưỡng thể, dầu bóng móng tay, móng tay giả hoặc đồ trang sức.

3. Hút thuốc

Hút thuốc sẽ làm tăng nguy hiểm trong gây mê và làm chậm lành vết thương. Để giúp giảm bớt những rủi ro này, bệnh nhân cần phải ngưng hút thuốc tước khi phẫu thuật.

4. Rượu - Bia - thức uống có cồn
Bệnh nhân không được phép uống rượu/ bia/ thức uống có cồn hay hút thuốc lá trong vòng 24 giờ trước khi phẫu thuật và sau khi được gây mê.
Bệnh nhân nên nghỉ ngơi trong vòng 48 giờ sau cuộc phẫu thuật để cho cơ thể phục hồi trở lại

 5. Thuốc điều trị
Bệnh nhân sử dụng thuốc đúng giờ là điều quan trọng, với một ly nước nhỏ vào buổi sáng trong ngày phẫu thuật với sự hướng dẫn của bác sĩ/ điều dưỡng
Các loại thuốc liên quan đến các bệnh về tim, cao huyết áp và bệnh hen suyễn nên uống một ngụm nước (không có các chất lỏng khác) trước khi phẫu thuật và trước khi đến bệnh viện khi có sự hướng dẫn của bác sĩ/ điều dưỡng.
Bệnh nhân phải thực hiện đúng lời chỉ dẫn của bác sĩ/ điều dưỡng. Nếu có sử dụng thuốc chưa đúng thì tại ngưng can thiệp để theo dõi.
Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ ra chỉ định sử dụng thuốc.


Bệnh nhân cần liên hệ cho bệnh viện và bác sĩ biết sớm nếu:
•    Bệnh nhân có ho, lạnh, nhiễm trùng phổi, sốt, tiêu chảy, nhiễm trùng đường tiểu.
•    Bệnh nhân bị nhiễm trùng da hoặc đau vùng trầy xước.
•    Bệnh nhân không muốn phẫu thuật.


IV. HƯỚNG DẪN NHẬP VIỆN DÀNH CHO SẢN PHỤ

A. Đăng ký nhập viện
•    Vui lòng mang theo những giấy tờ đăng kí sau đây:
•    Giấy nhập viện (Giấy hẹn của Bác sĩ) nếu có.
•    Thông tin chi tiết về bảo hiểm y tế (nếu có) thẻ BHYT, giấy CCCD, CMND
•    Kết quả siêu âm và xét nghiệm có liên quan
•    Vật dụng cá nhân.
 
B. Những thứ cần mang theo khi nhập viện
Chuẩn bị các vật dụng trước 2 tuần và thời gian lưu trú tại bệnh viện 3 ngày cho sinh thường và 4 ngày cho sinh mổ:
Cho mẹ
♦ 2 áo ngực dành cho phụ nữ cho con bú

♦ Áo ấm
♦ Vật dụng cá nhân.
♦ Tấm lót dành cho sản phụ
 

Cho em bé
♦ Găng tay & vớ em bé, bộ quần áo cho bé.
♦ Áo và khăn choàng em bé cho ngày xuất viện.
♦ Khăn giấy ướt
♦ Tã giấy sử dụng một lần


C. Quy trình nhập viện đi sinh
Trong giờ hành chính:
•    Khi sản phụ có dấu hiệu sinh (vỡ ối, chuyễn dạ…) sẽ được nhân viên hướng dẫn chuyển lên phòng sinh (Tầng 6).
•   Bác sĩ sẽ hoàn thành các giấy tờ cho việc nhập viện với tất cả các thông tin và chẩn đoán (sinh thường hoặc sinh mổ). Sau đó, nữ hộ sinh tại phòng sinh sẽ hướng dẫn thân nhân của sản phụ đến quầy Nhập viện để hoàn tất thủ tục bệnh viện 
•  Sau khi hoàn tất giấy tờ nhập viện, nhân viện sẽ hướng dẫn khách đưa thân nhân và hồ sơ bệnh nhân trở về phòng sinh.
 
Sau giờ hành chính:
•    Khi sản phụ có dấu hiệu sinh sẽ đi trực tiếp vào phòng khám cấp cứu. Điều dưỡng sẽ chuyển sản phụ lên phòng sinh (Tầng 6).
•   Bác sĩ sẽ hoàn thành các giấy tờ cho việc nhập viện với tất cả các thông tin và chẩn đoán (sinh thường hoặc sinh mổ). Sau đó, nữ hộ sinh tại phòng sinh sẽ hướng dẫn thân nhân của sản phụ đến quầy nhập viện tại phòng khám cấp cứu để hoàn tất thủ tục bệnh viện
•    Sau khi hoàn tất giấy tờ nhập viện tại phòng khám cấp cứu, điều dưỡng hướng dẫn thân nhân và hồ sơ bệnh nhân trở về phòng sinh.

---------------------------------------------

Mọi thắc mắc cần tư vấn vui lòng liên hệ:

Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Nha Trang

Số 57-59 Cao Thắng, Phước Long, Bình Tân, Tp Nha Trang, Khánh Hòa.

Số điện thoại: 02583.887.599 - 0906 557 535

Hotline Cấp cứu 24/7: 0935 088 802