banner

NHA TRANG CÓ TỈ LỆ SỐT XUẤT HUYẾT CAO NHẤT CẢ NƯỚC

Thứ tư, 04/09/2019, 09:20 GMT+7

Theo Bộ Y Tế cho biết từ tháng 1 đến tháng 6 - 2019, cả tỉnh đã có 6.547 ca sốt xuất huyết, trong đó có một ca tử vong vào tháng 5 do bệnh nhân tiếp cận điều trị với cơ sở y tế không tốt. Trong khi cả năm 2018, cả tỉnh có 7.071 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có một ca ở Nha Trang tử vong do điều trị bác sĩ tư.

Trong 6 tháng đầu năm, tỉ lệ mắc sốt xuất huyết/100 ngàn dân của tỉnh Khánh Hòa vượt chỉ tiêu cả nước và Nha Trang tiếp tục là địa phương có tỉ lệ mắc sốt xuất huyết trên 100 ngàn dân cao nhất nước với 636 người sốt xuất huyết/100 ngàn dân.

Những yếu tố làm sốt xuất huyết tăng cao là do thời tiết nắng mưa xen kẽ, cản trở kế hoạch phun thuốc diệt muỗi, TP Nha Trang đã bùng nổ khách du lịch và các công trình xây dựng (Riêng năm 2018, theo thống kê, TP Nha Trang có hơn 400 công trình xây dựng lớn và năm 2019 vẫn còn nhiều công trình đang tiếp tục)

Sở Y tế của tỉnh cũng dự báo năm 2019, sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát và sẽ tăng rất cao vào cuối năm, thậm chí sẽ  tăng cao nhất vào năm 2020.

Triệu chứng Sốt xuất huyết nhẹ :

Sốt xuất huyết gây ra các triệu chứng giống như cúm và kéo dài trong 2-7 ngày. Sốt xuất huyết thường xảy ra sau thời gian ủ bệnh từ 4-10 ngày sau khi bị muỗi nhiễm bệnh cắn.

Sốt cao (40°C) thường đi kèm với ít nhất hai trong số các triệu chứng sau:

  • Nhức đầu dữ dội
  • Đau sau mắt khi cố di chuyển mắt
  • Buồn nôn ói mửa
  • Viêm tuyến
  • Đau khớp, xương hoặc cơ
  • Phát ban (nổi đốm đỏ trên da)

Benh_Sot_Xuat_Huyet

Dấu hiệu và triệu chứng mắc bệnh Sốt xuất huyết

Triệu chứng Sốt xuất huyết nặng :

Khi phát triển thành sốt xuất huyết nặng, giai đoạn nguy kịch diễn ra vào khoảng 3 - 7 ngày sau khi có dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Nhiệt độ sẽ giảm, điều này “KHÔNG” có nghĩa là người đó đã hồi phục. Mặt khác, cần đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo sau vì nó có thể dẫn đến sốt xuất huyết nặng:

  • Đau bụng nặng
  • Nôn kéo dài
  • Nướu bị chảy máu
  • Nôn ra máu
  • Thở nhanh
  • Mệt mỏi / bồn chồn

Khi nghi ngờ sốt xuất huyết nghiêm trọng, người bệnh cần được đưa đi cấp cứu hoặc đến các đơn vị y tế gần nhất vì bệnh đang chuyển hướng nặng và sẽ dẫn đến:

  • Rò rỉ huyết tương có thể dẫn đến sốc, tích tụ chất lỏng hoặc suy hô hấp
  • Chảy máu nghiêm trọng.
  • Suy nội tạng nặng.

Phương pháp đề phòng bệnh Sốt xuất huyết :

Hiện tại chưa có vắc-xin để ngăn ngừa sốt xuất huyết. Cách bảo vệ tốt nhất là ngăn ngừa vết cắn của muỗi bị nhiễm bệnh

  • Chúng đẻ trứng trong nước vì vậy nên diệt loăng quăng/bọ gậy trong dụng cụ chứa nước, đồ phế thải có nước đọng
  • Nên đóng cửa sổ và cửa ra vào lúc ban đêm để ngăn không cho muỗi vào phòng vì đây là thời gian muỗi hoạt động mạnh nhất.
  • Nằm màn/mùng, dùng vợt điện, hương xua muỗi.
  • Dùng bình xịt muỗi, phun thuốc diệt muỗi.

Trích nguồn: Tuổi trẻ online

Phòng Thông tin Y khoa - Bệnh viện Tâm Trí Nha Trang