LOÃNG XƯƠNG: MỘT CÁI NHÌN ĐÚNG ĐẮN

Thứ năm, 02/03/2017, 20:36 GMT+7

LOÃNG XƯƠNG: MỘT CÁI NHÌN ĐÚNG ĐẮN

BS Nguyễn Ngọc Hiền

loang_xYYng

Loãng xương là hiện tượng tăng phần xốp của xương do giảm số lượng chất nền xương (bone matrix), giảm trọng lượng của một đơn vị thể tích xương, là hậu quả của việc suy giảm các khung protein và lượng calci gắn với các khung này.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chẩn đoán loãng xương khi mật độ xương theo chỉ số T-score được đo bằng phương pháp DEXA (Dualenergy X-ray absorptiometry), DEXA ≤ 2,5.

I- NGUYÊN NHÂN

Trong bộ xương liên tục xãy ra hai quá trình mô hình (modelling) và tái mô hình (remodelling). Hai quá trình này xảy ra với những cơ chế riêng biệt để biệt hóa các nhóm tế bào xương giúp đạt được sự tạo thành xương và / hoặc làm mới xương. Quá trình tái mô hình diễn ra liên tục (suốt đời). Khoảng 25% lượng xương xốp và 5% lượng xương đặc có thể được thay đổi trong vòng một năm. Estrogen và testosterone là hai hormones đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn tạo xương. Tác động của estrogen đến xương là qua thụ thể estrogen (estrogen receptor, ER). Ảnh hưởng của estrogen đến quá trình tái mô hình là làm giảm lượng tế bào và giảm hoạt động của tế bào hủy xương (osteoclast). Estrogen còn tác động đến sự phát sinh và hình thành các enzym và protein qua những cơ chế phức tạp liên quan đến các hormon khác. Tính trung bình, phụ nữ mất khoảng 50% xương xốp và 35% xương đặc trong đời. Ước tính có khoảng 25% xương xốp và 15% xương đặc bị mất là do suy giảm hoặc thiếu estrogen. Estrogen tác động đến các tế bào tạo xương và tế bào hủy xương để ức chế sự hủy xương trong mọi giai đoạn trong quá trình tái mô hình xương. Ngay thời điểm hay sau thời kỳ mãn kinh, estrogen bị suy giảm, và hệ quả là mật độ xương cũng suy giảm nhanh chóng, nhất là trong 5 năm đầu sau mãn kinh.

Loãng xương là hậu quả của sự phá vỡ cân bằng bình thường giữa 2 quá trình tạo xương và hủy xương: quá trình tạo xương suy giảm trong khi quá trình hủy xương bình thường. Cơ chế cơ bản trong tất cả các trường hợp loãng xương là sự mất cân bằng giữa tạo xương và hủy xương.

Xương được hủy bởi các tế bào tế bào hủy xương (osteoclast), xương mới được tạo bởi các tế bào tạo xương (osteoblast). Sự suy giảm Oestrogene ở phụ nữ mãn kinh, giảm Androgene ở đàn ông mãn dục kích hoạt các tế bào hủy xương khiến cho tốc độ hủy xương cao hơn tạo xương khiến khung xương ngày  càng  thưa, dẫn đến loãng xương. Đây là nguyên nhân gây loãng xương quan trọng nhất ở phụ nữ mãn kinh.

Ngoài estrogen, sự thiếu hụt canxi và vitamin D có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tạo xương. Tuy nhiên sự thiếu hụt này chỉ xẫy ra trong một số trường hợp đặc biệt như ở phụ nữ cho con bú, trường hợp bị rối loạn điện giải kéo dài, bị bệnh tiểu đường, đái tháo nhạt, tăng tiết hormone tuyến cận giáp (parathyroid), ở những nơi thiếu ánh nắng trong thời gian dài, u vỏ thượng thận. Dinh dưỡng thiếu: calci, phospho, magne, albumin dạng keo, acid amin, và các nguyên tố vi lượng thiếu cũng góp phần gây loãng xương. Những nguyên nhân này ngày nay hiếm gặp. Suy giảm miễn dịch: cũng góp phần gây chứng loãng xương.

II. CƠ CHẾ SINH BỆNH:

1. Khái niệm về ngưỡng gãy xương

Loãng xương là hiện tượng sinh lý bình thường bị tăng quá mức nên trở thành bệnh lý. Thực vậy, sự giảm sinh xương sinh lý dẫn đến sự giảm khối lượng xương được quan sát thấy ở người bình thường ngay từ tuổi trưởng thành. Hiện tượng này tăng đân theo tuổi.

- Ở nam giới, khối lượng bè xương giảm dần một cách đều đặn, gần 27% trong khoảng thời gian từ 20 - 80 tuổi. Tốc độ tăng nhanh sau thời kỳ mãn dục.

- Ở nữ giới, sự mất xương nhiều hơn (gần 40% trong cùng khoảng thời gian đó) với một sự tăng nhanh trong 20 năm sau mãn kinh.

Như vậy sự loãng xương là một hiện tượng sinh lý, có sự tác động của các hormone sinh dục (Oestrogene – Androgene).

Loãng xương xuất hiện khi sự thưa xương trở nên quá mức, khiến cho bộ xương không chịu nổi các sức ép cơ học mà nó vốn phải chịu.Từ đó, xuất hiện nguy cơ gãy xương. Với xương xốp, ngưỡng gãy xương là khi khối lượng xương giảm xuống dưới 11%.

2. Cơ chế mất xương theo tuổi

Do sự giảm hoạt động của tạo cốt bào dẫn đến giảm sự tạo xương. Ở đây sự suy giảm hormone sinh dục (sau mãn kinh - ở phụ nữ, và sau mãn dục - ở nam giới) đóng vai trò quan trọng.

Ngoài ra sự giảm hấp thụ calci ở cả hai giới, là kết quả của sự giảm calci trong chế độ ăn và giảm tổng hợp vitamin D tại da, sự sai lạc tổng hợp 1-25 (OH)2 cholecalciferon do giảm hoạt động của 1 - alpha hydroxylase tại thận. Sau đó là tăng tiết hormon cận giáp trạng (cường cận giáp trạng thứ phát) cũng góp phần làm thiểu năng xương.

3. Một số yếu tố nguyên nhân có thể tham gia vào cơ chế của loãng xương  nguyên phát

·Yếu tố cơ học: bất động kéo dài trên 6 tháng, hoặc các nhà du hành vũ trụ khi ở trạng thái không trọng lượng.

·Yếu tố di truyền: da đen ít bị loãng xương hơn người da trắng; người gầy và cao hay bị loãng xương hơn; một số người loãng xương có tính gia đình. Gần đây, một số nghiên cứu, dù chưa được thống nhất, đã phân lập được gen của recepteur của 1-25 dihydroxyvitamin D3 (VDR). Các phân tích trên các cặp sinh đôi cũng cho thấy các phụ nữ mang đồng hợp tử trội BB có mật độ xương thấp hơn loại đồng hợp tử lặn BB; còn loại dị hợp tử có mật độ xương trung gian giữa hai loại trên.

·Yếu tố chuyển hoá: thiếu calci hoặc vitamin D và khả năng giảm tạo 1-25 dihydroxyvitamin D ở người lớn tuổi là vấn đề đang được tranh cãi.

·Yếu tố hormon: tăng tiết hormon cận giáp hoặc corticoid vỏ thượng thận có thể dẫn loãng xương thứ phát, giảm tiết oestrogen đóng vai trò quan trọng trong loãng xương: sau mãn kinh, các trường hợp cắt buồng trứng trước 45 tuổi, mãn kinh sớm (thời gian có kinh dưới 35 năm)...

·Do thuốc: sử dụng corticoid, heparin kéo dài.

·Các yếu tố khác: hút thuốc lá, uống nhiều rượu, ít hoạt động thể lực, chế độ ăn ít calci (dưới 800mg/ngày), trước 20 tuổi, thiếu vitamin D...

Loãng xương nam giới có nhiều yếu tố tham gia: thiếu vitamin D vừa phải, giảm testosteron máu ngoại vi, giảm prolactin máu.

Xếp loại:

Loãng xương nguyên phát còn được chia thành hai thể:

- Loãng xương type I: Loãng xương ở tuổi mãn kinh của nữ: xuất hiện sau mạn kinh từ 6 - 8 năm, tổn thương ở tất cả các bè xương.

- Loãng xương Type II: Loãng xương người già, gặp ở lứa tuổi trên 75, nam và nữ đều bị tổn thương chủ yếu ở phần vỏ xương.

Dù là Tip nào hoặc thể nào (nguyên phát hay thứ phát) thì triệu chứng cũng giống nhau.

III- CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA BỆNH LOÃNG XƯƠNG:

            Bệnh loãng xương sẽ trở nên nặng nề hơn, sớm hơn, nhiều biến chứng hơn… nếu người bệnh có thêm một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ dưới đây :

1. Kém phát triển thể chất từ khi còn nhỏ, đặc biệt là Còi xương, Suy dinh dưỡng, chế độ ăn thiếu Protid, thiếu Calci hoặc tỷ lệ Calci /Phospho trong chế độ ăn không hợp lý, thiếu vitamin D hoặc cơ thể không hấp thu được vitamin D… vì vậy khối lượng khoáng chất đỉnh của xương ở tuổi trưởng thành thấp, đây được coi là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của bệnh loãng xương.

2. Ít hoạt động thể lực (hoạt động thể lực thường xuyên sẽ giúp cho cơ thể đạt được khối lượng xương cao nhất lúc trưởng thành), ít hoạt động ngoài trời (các tiền vita min D nên ảnh hưởng tói việc hấp thu calci).

3. Sinh đẻ nhiều lần, nuôi con bằng sữa mẹ mà không ăn uống đủ chất đặc biệt là Protid cà Calci để bù đắp lại.

4. Bị các bệnh mãn tính đường tiêu hoá (dạ dầy, ruột…) làm hạn chế hấp thu calci, vitamin D, protid…

5. Có thói quen sử dụng nhiều rượu, bia, cà phê, thuốc lá… làm tăng thải calci qua đường thậnvà giảm hấp thu calci ở đường tiêu hóa.

6. Thiểu năng các tuyến sinh dục nam và nữ (suy buồng trứng sớm, mãn kinh sớm, cắt buồng trứng, thiểu năng tinh hoàn…).

7. Bất động quá lâu ngày do bệnh tật (chấn thương cột sống, phải bất đông), do nghề nghiệp (những người du hành vũ trụ khi tàu vũ trụ đi ra ngoài không gian) vì khi bất động lâu ngày các tế bào huỷ xương tăng hoạt tính.

8. Bị các bệnh nội tiết : cường tuyến giáp, cường tuyến cận giáp, cường tuyến vỏ cường thận, tiểu đường…

9. Bị bệnh suy thận mãn hoặc phải chạy thận nhân tạo lâu ngàygây rối loạn chuyển hóa và mất calci qua đường tiết niệu.

10. Mắc các bệnh xương khớp mãn tính khác đặc biệt là Viêm khớp dạng thấp và Thoái hoá khớp

11. Phải sử dụng dài hạn một số thuốc: chống động kinh (Dihydan), thuốc chữa bệnh tiểu đường (Insulin),thuốc chống đông (Heparin) và đặc biệt là các thuốc kháng viêm nhóm Cortiosteroid (cortiosteroid một mặt ức chế trực tiếp quá trình tạo xương, mặt khác làm giảm hấp thu calci ở ruột, tăng bài xuất calcỉơ thận và làm tăng quá trình huỷ xương).

IV- TRIỆU CHỨNG:

1- Lâm sàng

Những biểu hiện lâm sàng chỉ xuất hiện khi trọng lượng xương giảm trên 30%. Sự xuất hiện từ từ tự nhiên hoặc sau một chấn thương, đôi khi tình cờ chụp X quang mà thấy.

- Đau và hạn chế vận động cột sống, cánh chậu, bả vai.

- Tái phát từng đợt, thường sau khi vận động nhiều, chấn thương nhẹ, thay đổi thời tiết.

Cột sống giảm dần chiều cao, biến dạng đường cong sinh lý dẫn đến gù vùng lưng hay thắt lưng, chiều cao cơ thể giảm đi rõ rệt so với khi còn trẻ tuổi. Xương dễ gẫy, đôi khi chỉ một chấn thương nhẹ cũng làm gẫy cổ xương đùi, gẫy đầu dưới xương quay, gẫy lún đốt sống.

2. Cận lâm sàng

- Chụp X quang xương (Cột sống và các xương): Xương giảm tỷ trọng tăng sáng hơn bình thường; hình ảnh lún đốt sống.

- Đo khối lượng xương BMD bằng nhiều phương pháp:

- Chỉ số T-score: DEXA ≤ -2,5

Trên đây là những điều kinh điển mà mọi BS đều được học về Loãng Xương.

Tuy nhiên những kiến thức đó ngày nay đã bị bóp méo bởi các hãng sản xuất thuốc, thực phẩm, có sự hổ trợ - vô tình hay cố ý – của một số BS, DS … dẫn đén những hiểu biết và điều trị sai lầm không hững không mang lợi ích cho người bệnh, cho cộng đồng mà ngược lại làm tốn kém và trong một số trường hợp gây  nguy hiểm cho họ.

Các phụ nữ đến tuổi tiền mãn kinh hay đã mãn kinh thường được BS khuyên nên đi “đo loãng xương”. Dĩ nhiên kết quả là có loãng xương, nhiều hay ít. Và lập tức tùy theo nặng nhẹ, bác sĩ sẽ kê toa calcium vitamin D, hay thuốc nhóm Bisphosphonate (Fosamax, Bonefost,Didronel, Didrocal, Actonel…) hoặc các loại thuốc khác. Uống liên tục trong một thời gian nhiều năm liền, sau đó thì thẩm định lại. Ngoài ra họ sẽ được tư vấn nên dùng các loại sữa chứa nhiều Calcium (mà các hãng sữa quảng cáo nhan nhãn hàng ngày).

Trong quyển Huyền thoại về vấn đề loãng xương (Le Mythe de l’ostéoporose))
http://www.lanutrition.fr/bien-dans-sa-sante/les-maladies/osteoporose/le-mythe-de-losteoporose-introduction-du-livre-de-thierry-souccar.html. Thierry Souccar:

 “Nếu bạn hỏi một người đàn bà lớn tuổi, một bác sĩ hay một nhà báo, ostéoporose (loãng xương) là gì thì chắc chắn bạn sẽ nghe họ trả lời như sau: Ostéoporose là một loại bệnh và thường là nguyên nhân làm gãy xương khi các cụ bị té ngã. Để phòng ngừa cần phải làm xét nghiệm bằng kỹ thuật đo mật độ xương (osteodensitometry) để xác định những đối tượng có nhiều nguy cơ. Để có thể tránh tai nạn bị gãy xương khi té ngã, các cụ cần phải tiêu thụ nhiều sữa và sản phẩm của sữa cũng như theo đuổi một chế độ dinh dưỡng giàu chất calciun thậm chí kể luôn việc cần phải uống thuốc Tây".

"Tất cả những đều nói trên rất quen thuộc đối với tất cả mọi người trong chúng ta nhưng đây là ý kiến hoàn toàn sai lầm".

"Hằng chục triệu người đã bị các tập đoàn, gồm có giới bác sĩ, tài phiệt về kỹ nghệ dược phẩm, kỹ nghệ thực phẩm, kỹ nghệ sản xuất máy quang tuyến X nhét vào đầu ý niệm trên. Phải chăng đây là một âm mưu vì quyền lợi hay vì mù quáng mà các bác sĩ và những nhà khảo cứu tài ba đã phục vụ quyền lợi của các đại đại tài phiệt quốc tế mà mục tiêu chính của giới nầy là bán sản phẩm với một giá vô cùng đắt nhưng trị liệu không có kết quả và tạo nguy hiểm cho cả thế hệ baby boomer đang bước vào tuổi già”!

Đo mật độ xương bằng kỹ thuật osteodensitometry là một "sáng tạo" của kỹ nghệ dược phẩm.

Vâng đúng vậy: Loãng xương là một sự thật chớ không phải là một bệnh. Loãng xương thật sự ra chỉ là một yếu tố nguy cơ (facteur de risque) mà thôi, nhưng không phải là quan trọng nhứt gây gãy xương.

Trong quyển Huyền thoại về vấn đề loãng xương – tái bản (The Myth of Osteoporosis–revised edition). June 1, 2011 by Gillian Sanson. http://gilliansanson.wordpress.com/

“Nếu may mắn, bạn là một phụ nữ Hoa Kỳ trên 50 tuổi, bạn đã được đo mật độ xương rồi. Rất có thể kết quả đã làm bạn hoảng hốt và lập tức bạn phải mau mau chọn lựa phương cách chữa trị. Bạn không phải là người duy nhứt đâu. Tuy kỹ thuật chẩn đoán mật độ xương không bao giờ là một dự báo chính xác để báo hiệu một sự gãy xương, nhưng có thể ước lượng là phải có trên nửa số phụ nữ Hoa Kỳ trên 65 tuổi (và một số không nhỏ phụ nữ trẻ hơn) đã được chữa trị loãng xương bằng dược phẩm, những thuốc lợi thì ít mà hại hại thì nhiều".

"Ngày nay, năm 2011, lãnh vực chẩn đoán chẳng khác gì một bãi mìn. Bất kể bạn là nam hay là nữ, bản hướng dẫn mới của bác sĩ về cách chẩn đoán đã tăng cơ may (hay rủi) liệt bạn vào nhóm người có nguy cơ của tình trạng loãng xương và cần phải được chữa trị gấp. Bản Fracture Risk Assessement Tool (FRAX) , do Y Tế Thế Giới lập ra và được US National Osteoporosis và một số giáo sư uy tín (august bodies) thừa nhận. FRAX có mặt trên net . Mỗi ngày có lối 60 000 lần truy cập”.

Đoán mò một cách chính xác lúc nào sẽ bị gãy xương là một khoa học quá ấu trĩ…

"Tổ chức National Osteoporis Foundation Hoa Kỳ (NOF) đề nghị làm xét nghiệm tất cả phụ nữ trên 50 tuổi. Nếu đạt đuợc mục tiêu thì sẽ có ít lắm là 72% các bà Mỹ trắng trên 65 tuổi và 93% các bà trên 75 tuổi đều phải bị bắt buộc phải được điều trị (uống thuốc, tiêm thuốc)…

Đối với các ông Mỹ trắng : ít nhứt 34% trên 65 tuổi hay già hơn, và 49% các cụ trên 75 tuổi hay cao hơn đều “bị khuyên” cần phải trị liệu bằng thuốc” (Dịch nguyên văn Gillian Sanson-New osteoporis diagnostic guidelines: a minefield to negotiate)".

Trong quyển Một bộ xương chắc bất luận tuổi tác (S.O.S.os, Des os solides à tout âge). Par Jean-Yves Dionne, pharmacien et auteur.

http://www.infonaturel.ca/Menus/GuideAchats/guide_sosos.aspx

“Mặc dù có nhiều khám phá gần đây, loãng xương vẫn còn được đa số bác sĩ và dược sĩ xem như là một thứ bệnh có thể kéo theo nhiều biến chứng, như gãy xương và dứt khoác nó phải được chữa trị bằng thuốc men (nhóm biphosphonates như Fosamax). Ngoài thuốc ra, người ta còn khuyên bệnh nhân phải uống thêm calcium (1500mg/ngày) kèm theo vitamin D (800 UI)".

"Tôi cảm thấy cần phải nhắc lại với quý vị cho rõ là loãng xương không phải là bệnh, nó không khác gì hơn tình trạng mãn kinh hay giai đoạn thành niên. Đây là một điều kiện, một trạng thái thuận nghịch suy yếu của bộ xương, một yếu tố nguy cơ có thể kéo theo sự gãy xương. Tin vui là chúng ta có trong tay tất cả công cụ giúp giảm hay ngăn ngừa sự yếu xương và biến chứng của nó, để có được một cuộc sống tốt hơn.

Thuốc men không phải là món trị bách bệnh như người ta muốn mình tin như thế. Thuốc chỉ là một sự chọn lựa cuối cùng dùng cho các ca nặng, khi không còn cách nào tốt đẹp hơn nữa. Sức khỏe đâu phải cần vỏn vẹn chỉ có một viên thuốc không thôi đâu.

Cuối cùng, câu hỏi thật sự liên quan đến thuốc và loãng xương phải là như thế nầy: “Tại sao phải cần đến thuốc với nguy cơ phản ứng phụ kèm theo giá cả ngoài sức tưởng tượng trong khi một sự tiếp cận theo lối thiên nhiên, chỉ pha trộn dinh dưỡng, và thể dục mà thôi cũng đủ loại trừ tình trạng loãng xương và tăng chất lượng cuộc sống của chúng ta lên”.

“Trong tác phẩm S.O.S os Ds Jean Yves Dionne cho biết trong việc phòng ngừa vấn đề loãng xương không phải chỉ có duy nhất chất calcium của sữa và các sản phẩm được sản xuất từ sũa không đâu. Chúng ta còn phải cần đến các loại rau quả đủ màu sắc vì chúng chứa những chất dinh dưỡng cần thiết như lycopène (trong cà chua)".

"Chính trong thực phẩm mà chúng ta có thể tìm ra đủ vũ khí hữu hiệu để phòng trị loãng xương.

"Kết luận: Để phòng bệnh loãng xương, chúng ta nên dùng những loại thực phẩm đa dạng, nhiều màu sắc, giàu Calcium, phơi nắng, tập thể dục, bỏ thuốc lá, bớt cà phê, bớt nước ngọt có gaz (như Coca v,v…), bớt muối, bớt rượu, nếu cần thì uống thêm supplement Calcium + vitamin D, đó là những phương pháp dễ thực hành mà bất cứ ai cũng đều có thể làm được".

Đề phòng gẫy xương ở người bị loãng xương điều quan trọng nhứt là tránh khiêng vác đồ vật nặng và tránh té ngã, nhất là đối với lớp các ông các bà lớn tuổi.

Theo định kỳ nhớ đi khám bác sĩ. Cần chọn BS có lương tâm và có kiến thức được cập nhật.

Thế đó, ở thời đại mà sức mạnh của đồng tiền và quảng cáo có thể làm sai lệch sự thật có thể biến con người thành những con cừu của Panurge, mọi người cần tỉnh táo nhận định đâu là lời nói thật, đâu là lời nói theo “đơn đặt hàng” để tự cứu mình.

Các thuốc nhóm biphosphonates là thuốc điều trị đau xương do các nguyên nhân như loãng xương nặng, Ung thư di căn ở xương... không phải là thuốc điều trị loãng xương. Khi được sử dụng dài ngày, nó làm xương đặc lại do thay các tế bào xương bằng các chất trơ (như ciment), biến một xương sống thành xương chết, rất nặng và dễ gẫy. Khi bị gẫy hay vỡ, xương ấy rất dễ bị hoại tử và lâu hoặc không lành.

BS cần hiểu rõ tác dụng, độc tính cũng như tác dụng có hại của các thuốc, cân nhắc kỹ từng trường hợp khi sử dụng để tránh gây thiệt hại cho bệnh nhân, không nhắm mắt nghe theo quảng cáo của các nhà sản xuất mà vô tình tiếp tay với họ làm hại BN.

Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Nha Trang tất cả cho sức khỏe của bạn !