banner

LIỆT DÂY THẦN KINH VII NGOẠI BIÊN - TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NHÂN & CÁCH ĐIỀU TRỊ

Thứ hai, 10/10/2022, 15:24 GMT+7

 

LIỆT DÂY THẦN KINH VII NGOẠI BIÊN

TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NHÂN & CÁCH ĐIỀU TRỊ

1. TRIỆU CHỨNG

- Liệt dây thần kinh VII ngoại biên còn gọi là liệt mặt ngoại biên, hay liệt bell. Biểu hiện chính của bệnh mất vận động hoàn toàn hay một phần các cơ của một nửa mặt, như mắt nhắm không kín, méo miệng có thể gây ảnh hưởng nặng nề về thẩm mĩ và để lại di chứng nếu không được điều trị đúng cách.

- Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên là căn bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, không phân biệt giới tính, tuổi tác.

2. NGUYÊN NHÂN

- Dây thần kinh mặt có đường đi phức tạp từ hệ thống thần kinh trung ương qua xương thái dương và tuyến mang tai, phân bố thần kinh cho các cơ ở vùng mặt. Do vậy, tổn thương vận động của nửa mặt có nhiều nguyên nhân, hoặc ở nhân của thân não, ở dây VII trong góc cầu tiểu não, hay ở xương đá hay tuyến mang tai.

- Các nguyên nhân của liệt mặt ngoại biên là tổn thương dây TK VII từ xương thái dương trở ra thường do lạnh hoặc do viêm.

liYt_day_thYn_kinh

3. ĐIỀU TRỊ

- Trước một trường hợp liệt mặt do bệnh lý thần kinh (Liệt mặt Bell): điều trị nội khoa là chủ yếu với mục đích giảm phù nề chèn ép trong ống xương và chống thiếu máu. Ngoài ra có thể dùng các thuốc chống virus đặc biệt cho những trường hợp có bệnh cảnh nhiễm virus hay đau vùng sau tai, rối loạn cảm giác vùng mặt

- Phục hồi chức năng và châm cứu là điều trị thiết yếu giúp hồi phục các cơ bị liệt. Với các bài tập của cơ mặt tạo điều kiện giữ trương lực cơ để chống teo cơ sẽ mang đến hiệu quả toàn diện, giúp người bệnh nhanh phục hồi, hạn chế di chứng

Thời gian vừa qua, Khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng – YHCT tại Tầng 7 - Bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí Nha Trang tiếp nhận điều trị và phục hồi cho nhiều trường hợp bị Liệt dây thần kinh VII Ngoại biên ở nhiều lứa tuổi khác nhau bằng các phương pháp trên và mang lại những hiệu quả rất tích cực.

 


marketing.nt
TAG: