Thứ hai, 13/02/2017, 21:09 GMT+7
KỸ THUẬT TIÊM GÂN GIẢI PHÁP MỚI CHO BỆNH NHÂN VIÊM GÂN
1. Viêm gân là gì ?
Viêm gân là một bệnh lý của gân và là nguyên nhân gây đau. Gân là phần kéo dài của cơ tới tận xương. Nó chuyển vận lực của cơ xuống khớp và tạo nên vận động . Nó có đặc tính mềm dẻo rất riêng biệt tạo nên sự đàn hồi giống như cơ, nên giảm tối đa các nguy cơ đứt khi có vận động đột ngột.
2. Nguyên nhân gây viêm gân?
Người ta bị viêm gân trong các trường hợp: viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, rối loạn chuyển hóa , thoái hóa gân do tuổi già, các hoạt động quá mức do nghề nghiệp, chấn thương trực tiếp, co cơ quá mức, đột ngột, cử động sai tư thế, vi chấn thương...
3. Triệu chứng của viêm gân ?
Đau ở vị trí gân bị tổn thương, đau khu trú tại chỗ, ít lan xa, đau liên tục cả ngày và đêm, đau tăng khi cử động. Vùng tổn thương có thể đỏ và sưng nề, ấn tại chỗ rất đau, làm các động tác co cơ chủ động của gân làm đau tăng lên.
Các vị trí viêm gân thường gặp:
Viêm bao gân gấp bàn tay ( ngón tay lò xo )
Viêm bao gân cổ tay
Viêm điểm bám gân mõm trên lồi cầu
Viêm rãnh gân cơ nhị đầu dài
Viêm bao hoạt dịch dưới mõm cùng vai
Viêm điểm bám gân bánh chè
Viêm vùng gót nơi bám gân Achilles
Viêm bao gân cơ bàn chân
Viêm bao gân khớp háng
Hầu hết các trường hợp viêm bao gân và viêm bao hoạt dịch điều trị nội khoa bằng thuốc uống ( kê đơn) . Tuy nhiên phương pháp này đều có thể tái phát và diễn biến mạn tính, ngoài ra việc dùng thuốc lâu ngày sẽ dẫn đến các bệnh lý về dạ dày.
4. Kỹ thuật tiêm gân mang lại hiệu quả như thế nào ?
Theo Bác sĩ Phạm Đình Minh Trưởng khoa khám bệnh – BS chuyên điều trị các bệnh lý Nội Cơ-xương-khớp của bệnh viện Tâm Trí Nha Trang :
5. Phòng ngừa bệnh Viêm gân
Để phòng bệnh viêm gân, bạn cần thực hiện theo các gợi ý:
+ Tránh hoạt động quá mức. Tránh các hoạt động gây căng thẳng quá mức đến dây chằng, đặc biệt là trong thời gian dài. Nếu thấy đau khi hoạt động, dừng hoạt động cụ thể, tập thể dục và nghỉ ngơi.
+ Thay đổi thói quen: Nếu tập thể dục hoặc hoạt động gây đau, đặc biệt liên tục, hãy thử cách khác để thay đổi tác động do tập thể dục hoặc những tác động có hại này bằng những tác động hợp lý hơn, phù hợp với bản thân mỗi người.
+ Cải thiện kỹ thuật. Nếu kỹ thuật trong một hoạt động hay tập thể dục là sai lầm, có thể gây các vấn đề với dây chằng. Nên tập hoặc nhận các hướng dẫn chuyên nghiệp khi bắt đầu một môn thể thao mới hoặc sử dụng thiết bị tập thể dục.
+ Căng giãn trước khi tập. Trước khi tập thể dục, căng ra để tăng tối đa phạm vi của chuyển động khớp xương. Điều này có thể giúp giảm thiểu chấn thương nhỏ lặp đi lặp lại trên mô chặt.
+ Sử dụng nơi làm việc thích hợp. Nơi làm việc phải được đánh giá đúng công năng. Phụ kiện làm việc là điều cần thiết để đảm bảo không có dây chằng bị ép hoặc quá tải liên tục.
+ Tăng cường cơ bắp trong hoạt động thể thao có thể giúp chúng tốt hơn và chịu được áp lực tải trọng.
Hãy đến với Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Nha Trang để được bác sĩ của chúng tôi khám và tư vấn tốt nhất cho bạn .