banner

CỨU SỐNG BỆNH NHÂN NGƯNG TIM, NGƯNG THỞ

Thứ tư, 12/07/2017, 20:24 GMT+7

CỨU SỐNG BỆNH NHÂN NGƯNG TIM, NGƯNG THỞ

Ngày 08-7 vừa qua, Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Nha Trang ( Khánh Hòa) đã hồi sức cứu sống một nam bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở. Bệnh nhân là anh T.N.U sinh năm 1983 đang công tác tại một đơn vị quân đội, trong vùng 4 Hải quân ( Cam Ranh). Trong khi anh đang trên đường đưa con ra Nha Trang khám bệnh, đến đoạn Ngã ba gần UBND xã Phước Đồng, bỗng nhiên khó thở, người tím tái, thở ngáp…nên đã được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Nha Trang.

Tình trạng bệnh nhân lúc vào viện ngưng tim, ngưng thở, mạch 0, huyết áp 0, nhịp tim rung thất. Các bác sĩ khoa cấp cứu Bệnh viện đa khoa Tâm trí Nha Trang đã tiến hành hồi sức tích cực cho bệnh nhân, bóp bóng ambu có oxy qua mask, ép tim ngoài lồng ngực, sốc điện đến 20 lần….  Sau 30 phút, tim bệnh nhân đã trở về nhịp xoang, có phản xạ tự thở, đồng tử co đều lại, có phản xạ với ánh sáng, không có dấu hiệu thần kinh khu trú. Tiếp tục điều trị tích tực sau 6h bệnh nhân tỉnh, dấu hiệu sinh tồn ổn định. Đến hôm nay, 11/07 bệnh nhân đã hoàn toàn ổn định, vì đang công tác trong một đơn vị quân đội nên bệnh nhân chuyển qua bệnh viện quân y 87 để tiếp tục điều trị tiếp.

hYi_chYng_brugada

Tiền sử cách đây 1 tháng anh có cảm thấy hơi mệt trong người, đo huyết áp hơi cao nên anh có mua thuốc hạ huyết áp uống. Trước giờ, anh chưa phát hiện và điều trị bệnh lý tim mạch gì.

Theo các bác sĩ Bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí Nha Trang cho biết sau khi làm các xét nghiệm, điện tâm đồ trên giường bệnh, hình ảnh điện tâm đồ cho thấy các dấu hiệu điển hình của hội chứng Brugada type I, đây có thể gợi ý tới một nguyên nhân nguy hiểm khiến bệnh nhân đột tử. 

Hội chứng Brugada là do đột biến ở gene kênh natri tim. Điều này thường được gọi là channelopathy natri. Tình trạng rối loạn dẫn truyền thần kinh tim di truyền, dẫn đến rối loạn nhịp nhanh thất, rung thất và ngừng tim. Khi xuất hiện nhịp nhanh thất, rung thất, bệnh nhân bị ngất và có thể tử vong trong vài phút nếu không được cấp cứu kịp thời.

Bệnh thường xảy ra ở nam giới trong độ tuổi khoảng 30 (có thể gặp ở mọi lứa tuổi), có tính di truyền. Khoảng 60% bệnh nhân trẻ bị đột tử có kèm các đặc điểm như hình ảnh điện tâm đồ điển hình của hội chứng Brugada, có người thân bị đột tử hoặc điện tâm đồ bất thường.

Các biện pháp có thể được dùng để chẩn đoán hội chứng Brugada

Ngoài khám thực thể và nghe tim, các kiểm tra khác để xác định bệnh bao gồm:

  • Điện tâm đồ (ECG). Trong xét nghiệm không xâm lấn này, một kỹ thuật viên đặt đầu dò trên ngực ghi lại các xung điện tạo nên nhịp tim. Điện tâm đồ ghi lại các tín hiệu điện giúp bác sĩ phát hiện bất thường trong nhịp tim.

Tuy nhiên, vì nhịp tim có thể thay đổi, nên điện tâm đồ không thể phát hiện nhịp tim bất thường. Bác sĩ có thể cho một loại thuốc gây ra nhịp tim bất thường ở những người có hội chứng Brugada. Thuốc này thường được tiêm bằng đường tĩnh mạch.

  • Điện sinh lý (EP) . Nếu điện tâm đồ cho thấy có hội chứng Brugada, bác sĩ có thể thực hiện một bài kiểm tra để xác định nơi nào trong tim bị loạn nhịp và xác định tình trạng của bệnh. Trong xét nghiệm điện sinh lý, một catheter được luồn qua tĩnh mạch ở bẹn đến tim, tương tự như đặt ống thông tim.

Các điện cực sau đó được truyền qua ống thông đến các điểm khác nhau trong tim, sau đó các điện cực vạch ra các rối loạn nhịp tim. Các điện cực không gây sốc tim, nó chỉ cần phát hiện các tín hiệu điện chạy qua tim.

  • Xét nghiệm di truyền: không bắt buộc trong chẩn đoán hội chứng Brugada, nhưng bác sĩ có thể khuyên nên kiểm tra di truyền cho các thành viên khác trong gia đình nếu bệnh nhân được chẩn đoán có hội chứng Brugada.

 

Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Nha Trang tất cả cho sức khỏe bạn !

 

 

 


Diễm My