Nhận định bệnh nhân bị hóc dị vật nguy hiểm, ThS. Bs Võ Hà Quang Vinh - Trưởng khoa Hồi sức Cấp cứu (ICU), trực hồi sức thời điểm đó cùng các đồng nghiệp đã sơ cứu.
Đội cấp cứu đã nhanh chóng làm nghiệm pháp Heimlich (đẩy bụng) cho bệnh nhân, đây là một cách sơ cứu nhanh chóng để điều trị nghẹt thở do tắc nghẽn đường hô hấp trên bởi dị vật, điển hình là thức ăn hoặc đồ chơi. Sau vài lần thực hiện nghiệm pháp, ép tim ngoài lồng ngực, bệnh nhân được đặt nội khí quản giúp thở, hút đàm nhớt thì mảnh bánh ít được tống ra khỏi cơ thể bà T. Lúc này, bệnh nhân mới dần cải thiện tím tái, hô hấp tuần hoàn được hồi phục.
"May mắn ở trường hợp này là nhà bệnh nhân gần bệnh viện nên đưa đến kịp thời. Nếu trễ hơn thì tiên lượng rất khó đoán, vì khi ấy bệnh nhân đã ngưng tim, ngưng thở trong thời gian dài dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn", bác sĩ Vinh nói.
Tại thời điểm này, bệnh nhân đã tỉnh táo, hồi phục tốt. Tuy nhiên, bệnh nhân còn phải điều trị kháng sinh, theo dõi tại khoa ICU vì có biến chứng viêm phổi hít.
Thạc sĩ, Bác sĩ Vinh cũng khuyến cáo, bánh ít dù mềm nhưng khi ăn tạo cảm giác dính ở miệng. Nhiều người có thói quen nuốt miếng lớn, dẫn đến dễ xảy ra nguy cơ hóc dị vật, thậm chí can thiệp trễ có thể nguy hiểm tính mạng. Do đó, bác sĩ khuyên mọi người cần ăn chậm, nhai kỹ.
Ngoài ra, trẻ nhỏ và người lớn tuổi (người mất răng, có vấn đề bệnh răng miệng và phản xạ nuốt…) cũng cần lưu ý với các loại hạt (nhãn, vải, mít…), rau câu, trân châu trong trà sữa hút bằng ống hút lớn vì dễ xảy ra các sự cố nguy hiểm ở đường thở.
---------------------------------------------
Mọi thắc mắc cần tư vấn vui lòng liên hệ:
Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Nha Trang
Số 57-59 Cao Thắng, Phước Long, Bình Tân, Tp Nha Trang, Khánh Hòa.
Số điện thoại: 02583.887.599 - 0906 557 535
Hotline Cấp cứu 24/7: 0935 088 802