banner

02 ĐIỀU BỐ MẸ PHẢI THUỘC LÀU KHI CON MẮC TAY - CHÂN - MIỆNG

Thứ hai, 12/06/2023, 17:10 GMT+7

02 ĐIỀU BỐ MẸ PHẢI THUỘC LÀU KHI CON MẮC TAY - CHÂN - MIỆNG

Theo số liệu mới nhất từ Bộ Y tế, từ đầu năm 2023 đến nay cả nước ghi nhận 8.995 trường hợp mắc tay chân miệng, trong đó đã có 03 trường hợp không qua khỏi. Số ca mắc tay chân miệng có xu hướng tăng nhanh trong các tuần gần đây và tiếp tục có xu hướng tăng nhanh trong thời gian tới.

Zalo

⭐️ Theo ThS.BS Nội Trú Trần Thị Cẩm Tú – Trưởng khoa Nhi BVĐK Tâm Trí Nha Trang lưu ý ba mẹ 2 điều cần phải nắm rõ khi chăm sóc con mắc tay chân miệng:

1. THỨ NHẤT: Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay chân miệng, do đó cha mẹ cần phải THEO DÕI SÁT NHỮNG DẤU HIỆU bệnh chuyển nặng để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời:

► Trẻ sốt cao liên tục không thể hạ được (39-40 độ); hoặc sốt không cao nhưng kéo dài hơn 48 tiếng.

 Trẻ có biểu hiện ngủ giật mình, ngủ nhiều, lơ mơ.

 Trẻ có biểu hiện run chi, run người, chới với, ngồi không vững, đi đứng loạng choạng.

► Vã mồ hôi, lạnh toàn thân, thở nhanh.

✨ “Phần lớn trẻ bị tay chân miệng sẽ tự động lành, nhưng cũng có một số trường hợp gặp biến chứng nguy hiểm của tay chân miệng là viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, nguy cơ dẫn đến tử vong”, bác sĩ Tú nhấn mạnh.

2. THỨ HAI: Chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng tại nhà đúng cách.

✨ ThS.BS Cẩm Tú cho biết, chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà đúng cách là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp trẻ nhanh khỏi bệnh cũng như hạn chế các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.

 Về thuốc điều trị: Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, ba mẹ không được tùy tiện cho trẻ dùng các loại thuốc nếu chưa có ý kiến chỉ định của bác sĩ.

►  Về dinh dưỡng: Cho trẻ uống nhiều nước mát và ăn thức ăn dễ tiêu. Không cho trẻ ăn uống thực phẩm có vị chua, cay nóng. Dùng thìa mềm cho ăn, không cho ngậm vú nhựa.

 Vệ sinh răng miệng: bằng cách súc miệng nước muối sinh lý sau mỗi lần ăn, trước khi đi ngủ, ngủ dậy. Súc miệng nước muối là có thể làm sạch răng miệng mà không gây nguy hiểm. Ngoài ra có thể sử dụng dung dịch glycerin borat để lau sạch miệng trước và sau khi ăn.

► Vệ sinh thân thể: Tắm rửa và vệ sinh nhẹ nhàng cho bé hằng ngày bằng nước sạch để tránh nhiễm khuẩn, cho trẻ ăn mặc thoáng mát, ở những nơi thoáng mát. khuyến khích trẻ thường xuyên rửa tay sạch sẽ, đúng cách bằng xà phòng và nước sạch dưới vòi nước chảy để ngăn ngừa sự tái nhiễm, loại bớt sự bám dính của virus trên tay trẻ.

 Khử khuẩn: Quần áo, tã lót của trẻ bị bệnh nên được ngâm dung dịch sát khuẩn như cloramin B hoặc luộc nước sôi trước khi giặt bằng xà phòng. Vật dụng cá nhân của trẻ như bình sữa, ly/cốc uống nước, chén/bát ăn cơm… nên được luộc sôi và sử dụng riêng biệt cho từng trẻ.

Cách ly: cha mẹ cần cho trẻ cách ly tại nhà tại phòng riêng. Trường hợp trong gia đình có nhiều trẻ nhỏ thì cần phải ngăn cản trẻ tiếp xúc với những trẻ khác. Cha mẹ cần phải lưu ý vệ sinh tay sạch sẽ sau khi chăm sóc trẻ để tránh bệnh lây lan.

⭐️ Các trường hợp bệnh nhi nhập viện trong khoa Nhi BVĐK Tâm Trí Nha Trang đều được các bác sĩ theo dõi, giám sát cụ thể để phát hiện những dấu hiệu bất thường ở trẻ, kịp thời can thiệp.

⭐️ Khoa Nhi BVĐK Tâm Trí Nha Trang với các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm khám, điều trị bệnh lý cho trẻ em. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng trang bị hệ thống trang thiết bị kiểm soát nhiễm khuẩn, áp dụng quy trình diệt khuẩn, chống nhiễm khuẩn nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ lây truyền chéo cho trẻ khi đến thăm khám và điều trị.

---------------------------------------------

Mọi thắc mắc cần tư vấn vui lòng liên hệ:

Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Nha Trang

Số 57-59 Cao Thắng, Phước Long, Bình Tân, Tp Nha Trang, Khánh Hòa.

Số điện thoại: 02583.887.599 - 0906 557 535

Hotline Cấp cứu 24/7: 0935 088 802


marketing.nt