, 19/09/2020, 15:03 GMT+7
Thống kê đến ngày 27/8, tỉnh Khánh Hòa có 3.267 ca mắc sốt xuất huyết. Các địa phương có số lượng bệnh nhân mắc sốt xuất huyết cao gồm TP Nha Trang (1.221), huyện Diên Khánh (501), thị xã Ninh Hòa (611), huyện Vạn Ninh (338), huyện Cam Lâm (299)... Các tháng gần đây, số ca bệnh tăng đột biến. Hiện, trung bình mỗi tuần Khánh Hòa có thêm 200 người mắc sốt xuất huyết.
VẬY SỐT XUẤT HUYẾT NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?
Sốt xuất huyết thường bắt đầu với triệu chứng sốt. Trong vòng từ 4 đến 7 ngày, bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng như: sốt cao, đau đầu, buồn nôn, phát ban, đau nhức khớp và cơ…
Bệnh tiến triển rất nhanh, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm chết người như:
Sốt xuất huyết biến chứng nặng gây tổn thương mạch máu dẫn đến chảy máu cam, nướu, kèm theo huyết tương thoát khỏi mạch máu chảy ồ ạt ra ngoài cơ thể dẫn đến tử vong.
Suy tim, suy thận do tình trạng xuất huyết liên tục làm rối loạn hệ thống tuần hoàn. Đặc biệt khi tim không được bơm đủ máu có thể dẫn đến màng tim bị tràn dịch.
Tràn dịch màng phổi cũng là biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Giảm tiểu cầu nhanh sẽ làm cho máu chảy không cầm được, rối loạn các yếu tố đông máu.
Chuyên gia cảnh báo 3 sai lầm khiến bệnh nhân sốt xuất huyết trở nặng.
+ Sai lầm 1: CHỦ QUAN KHÔNG ĐI KHÁM KHIẾN BỆNH DIỄN TIẾN XẤU HƠN.
+ Sai lầm 2: HẾT SỐT LÀ KHỎI BỆNH
+ Sai lầm 3: CHỈ MẮC BỆNH 1 LẦN TRONG ĐỜI
CẦN LÀM GÌ KHI NGHI NGỜ MẮC BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT?
Khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh sốt xuất huyết, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Trong 3-4 ngày đầu, nếu có chỉ định theo dõi tại nhà, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ những lời khuyên sau:
+ Nằm nghỉ ngơi;
+ Ăn loại thức ăn dễ tiêu như cháo, súp, sữa; uống nhiều nước, có thể cho bệnh nhân uống dung dịch Oresol, nước trái cây càng tốt;
+ Uống thuốc hạ sốt, lưu ý chỉ được hạ sốt bằng paracetamol chứ không được dùng Ibuprofen hoặc Aspirin vì có nguy cơ gây chảy máu, đồng thời chườm mát cho người bệnh;
+ Theo dõi liên tục, nếu thấy bệnh nhân có diễn biến nghiêm trọng hơn như li bì, bứt rứt, vật vã, chân tay lạnh, đau bụng, nôn nhiều thì cần phải đưa ngay đến cơ sở y tế.
HOTLINE CẤP CỨU: 0935 088 802