Thursday, 06/09/2018, 07:56 GMT+7
Sỏi đường tiết niệu là một căn bệnh phổ biến, có rất nhiều người mắc phải. Một căn bệnh được cho là nguyên nhân gây suy thận mạn tính, do đó khi bạn mắc phải căn bệnh này bạn cần tìm hiểu thông tin cũng như cách chữa trị kịp thời, để nhanh chóng thoát khỏi căn bệnh nguy hiểm.
Cô Huỳnh Thị M ( 1950 – sống tại Nha Trang ) có tiền sử sỏi đường tiết niệu lâu năm, thời gian gần đây những cơn bí tiểu kéo dài, tiểu buốt, ngưng tiểu giữa dòng và tiểu nhỏ giọt, gây đau tức hạ vị và lan xuống âm vật. Khi đi khám mới phát hiện sỏi đường tiết niệu rơi xuống niệu đạo ( lỗ tiểu), mắc kẹt lâu ngày gây ra những triệu chứng khó chịu mà bệnh nhân gặp phải.
Tại khoa Ngoại Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Nha Trang, Bác sĩ điều trị cho biết, sau khi viên sỏi được hình thành, nếu sỏi còn nhỏ thì thường sẽ được tống ra ngoài thông qua đường nước tiểu, nhưng nếu sỏi bị mắc kẹt tại niệu đạo, sỏi sẽ lớn dần gây cản trở lưu thông nước tiểu dẫn đến ứ đọng và dãn phình trên chỗ bị tắc gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Viên sỏi được gắp ra từ cơ thể của cô M có hình dạng bầu dục sần sùi, kích thước 1.3cm x 1cm, bám chặt vào lỗ tiểu. Sau thủ thuật gắp sỏi, bệnh nhân đi tiểu thành dòng, thoải mái và giảm đau buốt.
Các Bác sĩ chuyên khoa tại Bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí Nha Trang khuyến cáo, khi cơ thể có những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị bệnh sỏi tiết niệu, tốt nhất nên đến Bệnh viện kiểm tra, để Bác sĩ đưa ra chuẩn đoán chính xác, cũng như có hướng điều trị tốt nhất cho bạn. Không nên tự ý điều trị ở nhà để tránh gây ra những sự cố đáng tiếc cho bản thân.