Thursday, 25/04/2019, 09:05 GMT+7
Vừa qua trong tháng 3, Khoa ngoại Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Nha Trang đã tiếp nhận bệnh nhân V.R ( sinh năm 1967, ngụ tại Vĩnh Thạnh – Nha Trang) nhập viện cấp vì bị máy cưa vào tay gây đứt gần lìa ngón I tay trái, phần ngón cái dính lại với gốc chỉ còn 1 ít cầu da và gân duỗi. Bệnh nhân đến sớm giờ thứ 2.
Trường hợp thứ 2 bệnh nhân N.V.T (sinh năm 1969, ngụ tại Phước Đồng, Nha Trang) bị vết thương cưa máy đứt toàn bộ mạch máu thần kinh gân cơ vùng cổ tay phải, đã được nối lại vi phẫu mạch máu gân cơ.
Các bác sĩ khoa Ngoại xác định đình đây là những trường hợp đứt gần lìa ngón cái – ngón tay bảo tồn cực đoan - cần can thiệp phẫu thuật vi phẫu nối lại các mạch máu thần kinh gân xương. Bệnh nhân được chuyển mổ cấp cứu.
TH1: Bệnh nhân bị máy cưa vào tay gây đứt gần lìa ngón I tay trái
TH2: Bệnh nhân bị cưa máy đứt toàn bộ mạch máu thần kinh gân cơ vùng cổ tay phải
Phẫu thuật vi phẫu là một loại phẫu thuật đòi hỏi có sự hỗ trợ của các dụng cụ vi phẫu, như: kính lúp, kính hiển vi, kiềm nhíp nhỏ,kim chỉ nhỏ v.v nhằm giúp các bác sĩ nhìn thấy và can thiệp phục hồi lại được các cấu trúc giải phẫu quá nhỏ mà mắt thường gặp khó khăn để nhìn được rõ. Phẫu thuật viên cần có tính kiên nhẫn và được đào tạo tốt về các kĩ năng chuyên để làm việc này. May mắn cho người bệnh bị các thương tích trên, Bệnh viện Tâm Trí Nha Trang hiện hữu đội ngũ bác sĩ có năng lực và trang bị về vi phẫu để giải quyết tốt các loại hình thương tổn này.
Các bác sĩ Khoa Ngoại BV Tâm Trí Nha Trang đã nối thành công ngón tay cái bị đứt lìa cho bệnh nhân V.R
Các bác sĩ cũng đưa ra khuyến cáo, đối với trường hợp đứt rời các chi thì việc sơ cứu ban đầu khá quan trọng. Nếu phần da còn dính, không nên cắt rời ra kể cả trường hợp gần như đứt rời hoàn toàn. Thay vào đó, dùng gạc băng lại, đặt túi đá bên cạnh để giữ nhiệt độ tương đối lạnh, không đặt trực tiếp ngón tay vào nước hay đá, vì nó sẽ đông lạnh ngón tay và làm tổn thương da. Và cũng nên chú ý, không dùng banh kẹp mạch máu, vì có thể gây dập nát đầu mạch máu và các mô xung quanh, gây thiếu hụt mô khó khăn để phục hồi cấu trúc giải phẫu trở lại như ban đầu.
Sau ca phẫu thuật, bệnh nhân V.R và BN N.V.T được tiếp tục điều trị sau mổ bằng kháng sinh, chống đông máu, giảm đau, kháng viêm và kê chi thể bị tổn thương. Hiện tại ngón tay bàn tay của bệnh nhân đã ấm hồng và có cảm giác trở lại, đang được tập phục hồi chức năng tốt.