banner

Ngày Thế giới phòng chống Lao (24/03)

Friday, 24/03/2023, 10:20 GMT+7

Nhân Ngày thế giới phòng chống lao (24/03/2023), BS Đặng Thị Thu Thảo – Chuyên khoa Nội – BVĐK Tâm Trí Nha Trang chia sẻ chủ đề “Nâng cao nhận thức & phòng chống bệnh lao” nhằm mang đến cho Quý vị những cái nhìn toàn vẹn nhất về tình hình Lao hiện nay và cung cấp lời khuyên cho quý khán giả về cách phát hiện sớm bệnh lao, cũng như cách phòng ngừa bệnh lao.

1. Bệnh lao là gì?

  • Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ngày 24/3 hàng năm được chọn là ngày Thế giới nâng cao nhận thức và phòng chống bệnh lao phổi.
  • Tuy hiện nay đã có vacxin phòng ngừa cũng như thuốc điều trị, nhưng trên thế giới hàng ngày vẫn ghi nhận hơn 4,000 ca tử vong do lao và hơn 11,000 ca bệnh nhân lao mắc mới
  • Bệnh lao là bệnh lây truyền qua đường hô hấp do vi khuẩn lao gây ra. 80 – 85% trường hợp các bệnh lao ghi nhận được là lao phổi, còn lại 15 – 20% là các bệnh lao ngoài phổi như: lao hạch, lao màng não, lao ruột, lao cơ xương khớp

2. Các triệu chứng của bệnh lao

► Các triệu chứng của lao hay gặp là: sốt về chiều, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân và đổ mồ hôi về đêm. Ngoài ra, tùy thuộc vào cơ quan bị nhiễm lao, bệnh nhân có thể kèm theo các triệu chứng như

• Lao phổi: bệnh nhân có thể gặp ho, khạc đàm kéo dài, có thể ho khan, hoặc nặng hơn ho ra máu, đau ngực, khó thở

• Lao màng não: bệnh nhân có thể đau đầu, nôn ói

► Ngoài việc gặp các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ cần phải làm thêm 1 vài cận lâm sàng khác để tìm thấy vi khuẩn lao trong các mẫu bệnh phẩm.

• Lao phổi: bệnh nhân cần lấy mẫu đàm để tìm vi khuẩn lao ở trong đàm

• Lao màng não: bệnh nhân cần chọc dịch màng não để tim vi khuẩn lao ở trong dịch màng não

• Lao hạch: cần phải sinh thiết hạch và nhuộn soi để tìm vi khuẩn lao

3. Đối tượng và cách điều trị

Các đối tượng dễ bị nhiễm lao đó là

♦ Bệnh nhân nhiễm HIV

♦ Bệnh nhân mắc các bệnh lý mạn tính như: Đái tháo đường, bệnh thận mạn

♦ Bệnh nhân có tiếp xúc trực tiếp với người bệnh lao

♦ Bệnh nhân phải sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch trong thời gian dài

Bệnh lao có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu bệnh nhân được phát hiện sớm và tuân thủ tốt điều trị. Trong phác đồ điều trị lao, bệnh nhân cần tuân thủ 4 nguyên tắc sau

1. Phối hợp các thuốc lao, bởi vì mỗi thuốc lao sẽ tác động lên các vi khuẩn lao ở những giai đoạn khác nhau. Do đó cần phải phối hợp thuốc để đưa lại hiệu quả tốt nhất

2. Dùng thuốc đúng liều

3. Dùng thuốc đều đặn hàng ngày

4. Dùng thuốc đủ thời gian. Với lao phổi, thời gian dùng thuốc sẽ là khoảng 6 tháng. Với lao màng não, lao xương, lao hạch thời gian dùng thuốc sẽ là 12 tháng

Với trường hợp bệnh nhân có các triệu chứng nghi ngờ của bệnh lao thì bệnh nhân cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám, chẩn đoán, phát hiện sớm và dùng thuốc kịp thời. Với những bệnh nhân đang mắc lao và trong quá trình điều trị, mỗi người cần có ý thức trong quá trình phòng chống lây nhiễm lao cho những người xung quanh

Cùng xem chia sẻ của BS Đặng Thị Thu Thảo tại: https://youtu.be/gP-pKwsQCi8

  ---------------------------------------------

 Mọi thắc mắc cần tư vấn vui lòng liên hệ:

Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Nha Trang

Số 57-59 Cao Thắng, Phước Long, Bình Tân, Tp Nha Trang, Khánh Hòa.

Số điện thoại: 02583.887.599 - 0906 557 535

Hotline Cấp cứu 24/7: 0935 088 802

 

 
 

marketing.nt
TAG: