banner

Ngăn ngừa bệnh dị ứng da cho mẹ và bé sau khi sinh

, 05/10/2019, 15:48 GMT+7

Các bạn có để ý rằng khi thời tiết giao mùa, các bệnh lý da về dị ứng thường xuất hiện hay không? Nguyên nhân của tình trạng này là do cơ thể của người bệnh phản ứng với những chất hoặc tác nhân tự nhiên từ môi trường bên ngoài khi thời tiết thay đổi. Bình thường những chất này không gây hại nhưng đối với những người có cơ địa đặc biệt dễ phản ứng nên gây nên những tác động tới da. Điều này liên quan đến hệ miễn dịch, mặc dù hệ miễn dịch của cơ thể giúp bảo vệ và chống lại những tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn… Nhưng một khi hệ miễn dịch bị suy giảm sẽ phản ứng mạnh hơn bình thường với các chất này, Histamine (một amin sinh học có liên quan trong hệ miễn dịch cục bộ cũng như việc duy trì chức năng sinh lý của ruột và hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh) lúc này được tạo ra gây nên những triệu chứng của bệnh dị ứng.

di-ung-da-o-tre

Trẻ nhỏ hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, phụ nữ mang thai và sau sinh, người lớn tuổi hay có bệnh mạn tính đi kèm chính là những đối tượng dễ mắc các bệnh lý về da dị ứng này trong thời điểm giao mùa.

Bệnh da dị ứng có biểu hiện của nổi mụn nước, hồng ban ở mặt, bàn tay/chân hoặc các vùng nếp gấp trên thân mình như nách, bẹn… Mụn nước sau đó khô dần, đóng mài hay vẩy bong tróc gây ngứa, da khô và đỏ. Người bệnh sẽ cảm thấy ngừa nhiều ở vùng da bị bệnh và có thể kèm theo các biểu hiện của bệnh lý viêm mũi dị ứng, hen suyễn.

Ở những người có cơ địa dị ứng khi tiếp xúc với môi trường thay đổi như thời tiết, phấn hoa/ cây cỏ, khói bụi, hóa chất trong các sản phẩm tẩy rửa,… hay ăn phải những thức ăn gây dị ứng (như hải sản, đồ chua lên men) có thể gây bùng phát một đợt dị ứng cấp tính.

Bên cạnh đó, trẻ có sức đề kháng kém, suy dinh dưỡng, người mắc các bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng hoặc ăn uống thiếu cân bằng có nguy cơ cao mắc bệnh. Một số bệnh lý nội khoa như suy giãn tĩnh mạch, bệnh thận mạn... cũng gây ra chàm da.

Về điều trị bệnh, điều quan trọng đầu tiên là giải quyết các triệu chứng về ngứa da, da khô đỏ và bong tróc. Có thể sẽ điều trị thêm các tình trạng đợt bùng phát của bệnh như da rỉ dịch, đóng mài và viêm nhiễm kèm theo. Sau đó bác sĩ điều trị sẽ lên kế hoạch điều trị lâu dài bao gồm chương trình ngăn ngừa và giảm thiểu nguy cơ xuất hiện tổn thương mới.

Chương trình điều trị và kiểm soát bệnh lý bao gồm tránh tiếp xúc các dị ứng nguyên, tầm soát các dị ứng nguyên gây khởi phát bệnh. Bác sĩ có thể kê thêm các loại thuốc thoa hoặc uống tùy vào từng trường hợp cụ thể và theo từng mức độ của bệnh. Dùng các sản phẩm dưỡng ẩm và sữa tắm dịu nhẹ và phục hồi da. Hướng dẫn cách ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.

Nhìn chung, bệnh lý da dị ứng thường hay xuất hiện nhiều trong thời điểm giao mùa. Điều này gây ra nhiều phiền toái như ngứa nhiều, đỏ da, khô da và bong vẩy. Bệnh thường gặp ở những cơ địa dễ mẫn cảm với môi trường bên ngoài, cũng như các đối tượng có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh. Để đối phó với những tình huống này cần được theo dõi và thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa về da liễu, để hướng dẫn điều trị và theo dõi bệnh một cách hợp lý nhất.

Hiện tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Nha Trang đang triển khai chương trình “Khám và tư vấn da miễn phí thời điểm giao mùa trong tháng 10” để giúp mẹ và bé quẳng gánh âu lo về tình trạng da dị ứng này. Việc khám và tư vấn được thực hiện bởi bác sĩ chuyên gia về Da liễu 


phiet.dang