banner

HỘI CHỨNG ĐỘNG MẠCH KHEO CHÂN “MẮC BẪY”

Friday, 14/02/2020, 09:08 GMT+7

I. Khái niệm

hoi-chung-kheo-chan

Hội chứng động mạch kheo (HC ĐMK) chân mắc bẫy (Popliteal artery entrapment syndrome) là một hội chứng không thường gặp, nguyên nhân do một tình trạng cơ vùng bắp chân phát triển “lấn sân” ở vị trí không bình thường hoặc phì đại đã tạo một đè ép lên động mạch chính phía sau gối - vùng kheo chân, hay còn gọi là động kheo chân. Khi động mạch này bị “mắc kẹt”, khiến cho dòng máu khó khăn luân chuyển xuống phía dưới cẳng bàn chân, gây ra những rối loạn nhất định cho cẳng bàn chân tùy theo thời gian đã bị chèn ép lâu hay mau, mức độ chèn ép.

II. Triệu chứng

Triệu chứng chính của HC ĐMK là bị đau hoặc bị chuột rút phía sau phần thấp cẳng chân (bụng chân) – điều này thường xảy ra khi tập thể dục chạy nhảy, nhưng khi nghỉ ngơi thì lại hết đau, hết chuột rút.

Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như:

  • Lạnh bàn chân sau tập thể dục
  • Ngứa ran hoặc nóng ran vùng bụng chân
  • Tê bì vùng bụng chân – do bị chèn ép thần kinh kèm theo và thiếu máu nuôi.

Nếu tĩnh mạch cạnh bên của động mạch cũng bị “kẹt bẫy” như động mạch, bởi khối cơ bụng chân, thì có thể sẽ có thêm các triệu chứng như:

  • Nặng chân
  • Chuột rút ban đêm
  • Phù nề vùng bụng chân
  • Thay đỗi màu sắc da quanh khối cơ bụng chân, cẳng bàn chân
  • Cục máu đông vùng thấp cẳng chân (cục máu đông trong lòng tĩnh mạch).

III. Nguyên nhân

Hầu hết hội chứng này là do sự bất thường của khối cơ bụng chân. Tình trạng này có thể đã có từ lúc bẩm sinh hoặc phát triển trong quá trình sinh hoạt lao động (bị mắc phải).

Khối cơ bụng chân phát triển bất thường tạo nên một sự chèn ép lên phần chính động mạch kheo, làm giảm cung lượng máu đến phần xa của chân trong quá trình vận động, khiến lượng máu cần cung cấp gia tăng cho chi trong lúc hoạt động không đủ. Khi đó cơ bị thiếu máu nuôi, gây nên các triệu chứng.

IV. Yếu tố nguy cơ

Hội chứng này không thường gặp. Những yếu tố thuận lợi cho căn bệnh này có:

  • Tuổi trẻ: HC này gặp hầu hết ở tuổi quanh 20. Rất hiếm khi gặp tuổi trên 40
  • Giới: Có thể gặp ở bất cứ giới nào, tuy nhiên vẫn thường gặp ở nam hơn
  • Thể thao: hay gặp ở những người vận động các môn thể thao chịu sứ căng cơ chân, chạy, đạp xe, các môn điền kinh khác cần sức co cơ nhanh, và hoặc  thường xuyên được huấn luyện nặng cường độ cao.

V. Biến chứng

Việc động mạch kheo bị chèn ép lâu ngày có khả năng gây hẹp lòng mạch, và đó là nguyên nhân gây chuột rút, lâu dần gây đau thường xuyên dù chỉ hoạt động nhẹ nhàng, như đi bộ bình thường.

Những trường hợp nặng hoặc bỏ sót chẩn đoán, lâu ngày, thần kinh cơ vùng cẳng chân cũng sẽ bị tổn thương, cơn đau thường xuyên hơn, đau ngay khi ở trạng thái nghỉ ngơi. Các cục máu đông có thể sẽ được hình thành ở vùng thấp cẳng chân (đông máu hệ tĩnh mạch sâu). Do vậy các vận động viên điền kinh lớn tuổi nên kiểm tra hệ tĩnh mạch sâu xem có có phình mạch động mạch kheo hay không.

VI. Khi nào cần đi gặp bác sĩ

Khi thấy đau vùng cẳng chân, đặc biệt có dấu hiệu chuột rút  trong lúc tập thể dục và thấy đỡ hơn khi nghỉ ngơi.

VII. Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ thăm hỏi tiền sử bệnh và các dấu hiệu. Tuy nhiên HC này thường xảy ra ở người trẻ tuổi nên cũng chẳng có bất thường thực thể nào, do vậy việc chẩn đoán có lúc khá khó khăn.

Các test nguyên tắt bắt dùng trong việc chấn đoán PAES gồm

  • Đo chỉ số cánh tay-cẳng chân: tiến hành đo áp lực dòng máu đồng thời hai nơi cẳng chân và cánh tay trong suốt quá trình đi bộ trên máy chạy. Lấy chỉ số đo của chân chia cho tay. Bình thường số đo áp lực tau luôn thấp hơn chân. Hoạt động một lúc sẽ thấy áp lực chân giảm dần.
  • Siêu âm mạch hai thì: BN sẽ được kiểm tra dòng máu chảy trong hai thời điểm lúc nghỉ ngơi và lúc sau hoạt động nhấc chân lên xuống –
  • Chụp mạch cộng hưởng từ
  • Chụp mạch cắt lớp: khi đó sẽ xác định được chổ hẹp động mạch và khối cơ gân chèn ép
  • Đặt ống thống mạch máu kiểm tra ảnh đồ của cây mạch máu

VIII. Phương pháp điều trị

Phẫu thuật là cách duy nhất để tháo dở chổ chèn ép cơ bụng chân, và giải phóng mạch máu khỏi bẫy .

Bạn sẽ được gây mê hoặc tê tủy sống  trong suốt thời gian mổ. Bs sẽ loại bỏ đi chổ bị chèn ép của khối cơ, mạch máu khi đó được làm rộng rãi xung quanh, có thể sẽ lột lớp vỏ áo thần kinh của mạch máu một phần để mạch máu giãn nở tăng kích thước. Bạn chỉ cần nằm viện một ngày là đủ.

Nếu tình trạng chèn ép này diễn ra trong một thời gian dài, có thể sẽ cần một phẫu thuật bắt cầu động mạch để dẫn lưu máu xuống phía dưới, phẫu thuật này chỉ thực sự cần thiết khi chổ hẹp mạch máu nặng trong một thời gian dài.

Việc phẫu thuật không làm ảnh hưởng đến chức năng vận động của cẳng chân sau mổ, các triệu chứng khó chịu sẽ mất đi sau mổ. Sau 2-3 tuần bạn có thể trở lại tập thể dục lại như thường.

 


Phòng thông tin y khoa - Bệnh viện Tâm Trí Nha Trang