banner

GIST –CẨN THẬN VỚI CÁC DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG VỀ TIÊU HÓA

Thursday, 09/04/2020, 15:54 GMT+7

Khái quát

 

u-mo-duong-tieu-hoa

Vị trí U mô đệm tiêu hóa

Câu chuyên về GIST cũng không còn mới mẻ gì đối với các phẫu thuật viên tiêu hóa nữa. Bạn đọc cũng có thể tìm kiếm được rất nhiều các thông tin có giá trị trên mạng khi muốn biết về GIST- một dạng khối u đường tiêu hóa.

Vấn đề chính hôm nay chúng ta sẽ thảo luận là làm sao để phát hiện sớm, điều trị kịp thời, và đôi chút về quy trình khám chẩn đoán điều trị tại Tâm Trí Nha Trang như thế nào, hiển nhiên kèm theo đó là một số ý kiến tham vấn chuyên môn về GIST từ góc nhìn của các Bs ngoại Tiêu Hóa của bệnh viện.

GIST, hay u mô đệm đường tiêu hóa, là một loại khối u hiếm gặp có nguồn gốc từ hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, GIST khác với các loại ung thư đường tiêu hóa hay ung thư biểu mô tuyến dạ dày phổ biến (Adenocarcinoma), vì chúng đặc biệt bắt nguồn từ các tế bào duy nhất được gọi là tế bào kẽ Cajal. Những tế bào này kiểm soát sự chuyển động của thức ăn qua dạ dày và ruột, chứ không phải làm nhiệm vụ hấp thụ thức ăn. Chúng còn được gọi là “máy tạo nhịp tim” của hệ tiêu hóa. GIST thường được xuất phát ở dạ dày, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào khác của hệ tiêu hóa, bao gồm ruột non, ruột già và trực tràng.

GIST được xem là một trong những Sacoma kháng hóa chất (Chemoresistant) hàng đầu. Sự xuất hiện của Imatinib (Glivec hoặc Gleevec) và các loại thuốc ức chế Tyrosine kinase khác (TKI) đã biến loại ung thư này thành đại diện tiêu biểu trong điều trị ung thư với những tác dụng phụ thuận lợi cho bệnh nhân.

Triệu chứng của GIST

Thường bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn đã muộn, khối u to, xâm lấn hoặc tình cờ phát hiện khi đi khám sức khỏe định kì, kiểm tra ngẫu nhiên

Các triệu chứng nếu có thường gặp của GIST là:

Trieu-chung-u-mo-duong-tieu-hoa

  • Đau bụng vùng thượng vị - thường gặp
  • Máu trong phân hoặc trong chất nôn mửa
  • Các triệu chứng thiếu máu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, xây xẩm
  • Nuốt khó
  • Ăn uống ậm ạch khó tiêu

GIST có phải là ung thư không? Nó được điều trị như thế nào?

GIST có thể lành tính hoặc ác tính, thường là lành tính. Khối u GIST càng lớn, khả năng nó là ung thư càng cao. Tuy nhiên, ngay cả một khối u GIST nhỏ vẫn có thể là ung thư.

Các khối u GIST ở đường tiêu hóa có thể lan sang các nơi khác của cơ thể, thông thường thì xâm lấn di căn trong ổ bụng và gan. Cách duy nhất để xác định xem GIST có phải là ung thư hay không là tiến hành phẫu thuật cắt bỏ rồi làm giải phẫu bệnh. Từ đó có kết tiên lượng điều trị, cũng như đanh giá nguy có tái phát.

Những  đặc trưng nguy cơ tái phát cao của GIST là:

  • Kích thước lớn
  • Số lượng phân bào / số lượng tế bào tích cực phân chia và tăng trưởng cao
  • Xuất hiện vỡ/rách khối u
  • Bờ phẫu thuật bóc tách khối u rộng hay hẹp

Imatinib là loại thuốc hiệu quả tích cực trong việc ngăn ngừa GIST tái phát. Thời gian điều trị tối thiểu 3 năm. Thuốc có tác dụng lên cơ quan đích, không  gây tổn thương tế bào lành

Glivec nhằm vào các GIST lớn, hoặc đã di căn rộng,  khó có khả năng phẫu thuật, hoặc phẫu thuật không triệt để đủ rộng. Glivec sẽ được chỉ định thời gian dài hơn nếu có dẫu hiệu kháng thuốc hoặc sẽ đổi thuốc điều trị hiệu quả hơn nhưng cũng chịu nhiều tác dụng phụ hơn như Sunitimib (Sutet), Regorafenib (Stivarga).

Xạ trị không có giá trị đối với GIST

 Vừa qua các Bác sĩ ngoại khoa của Bệnh viện Tâm Trí Nha Trang đã tiến hành cắt bỏ một khối u GIST gần 300g. Ca mổ được xem là khá thành công khi bệnh nhân được theo dõi trên 3 tháng, sức khỏe hồi phục khá tốt. Nếu các bạn có điều gì cần thắc mắc trao đỗi tư vấn thêm, có thể liên hệ trực tiếp với chuyên gia của chúng tôi qua số máy 0913497048.

dieu-tri-ung-thu-tieu-hoa

Khối u mô đệm đường tiêu hóa được lấy tại bệnh viện TâmTrí


Phòng thông tin y khoa - Bệnh viện Tâm Trí Nha Trang
TAG: