Wednesday, 13/03/2019, 09:24 GMT+7
Nếu huyết áp của bạn đo nhiều lần trên 140/90 trở lên, bạn đã bị tăng huyết áp. Huyết áp cao tức là áp lực lên thành mạch máu tăng cao, gây tổn thương, làm vỡ mạch máu hoặc tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến đột quỵ.
1. Đột quỵ là gì?
Đột quỵ là một tình trạng một phần não bị hư hại đột ngột do mất máu nuôi. Máu mang oxy và chất dinh dưỡng lên nuôi não. Khi thiếu máu lên não, các tế bào não sẽ ngưng hoạt động và sẽ chết đi trong vài phút. Hậu quả là các vùng cơ thể do phần não đó điều khiển sẽ ngưng hoạt động, dẫn tới yếu liệt nửa người, tê mất cảm giác nửa người, không nói được hoặc hôn mê.
BẠN CÓ BIẾT, TĂNG HUYẾT ÁP LÀ YẾU TỐ HÀNG ĐẦU DẪN ĐẾN ĐỘT QUỴ.
Huyết áp là áp lực của máu trên thành mạch khi dòng máu di chuyển trong mạch máu. Huyết áp được thể hiện qua hai con số, ví dụ là 120/80 mm Hg.
Huyết áp bình thường trong dao động quanh con số 120/80.
Nếu huyết áp của bạn đo nhiều lần trên 140/90 trở lên, bạn đã bị tăng huyết áp. Huyết áp cao tức là áp lực lên thành mạch máu tăng cao, gây tổn thương, làm vỡ mạch máu hoặc tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến đột quỵ.
2. Các yếu tố gây tăng huyết áp:
Nếu bạn chưa bị tăng huyết áp, bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp bằng cách thay đổi chế độ ăn ít mặn và có lối sống lành mạnh (tập thể dục thường xuyên, bỏ thuốc lá, bỏ rượu bia).
Nếu bạn đã bị tăng huyết áp, bạn vẫn phải thay đổi chế độ và sống lành mạnh. Bác sĩ thường sẽ kê toa thuốc chữa tăng huyết áp cho bạn. Thuốc chữa tăng huyết áp phải được uống hằng ngày. Nhiều bệnh nhân khi thấy huyết áp bình thường thì tự ý ngưng hoặc giảm thuốc huyết áp. Điều này rất nguy hiểm vì mức huyết áp bình thường lúc này là do bạn đang uống thuốc. Khi ngưng thuốc, huyết áp có thể cao vọt nhanh chóng, gây ra nhiều bệnh trong đó có đột quỵ.
3. Vậy làm sao nhận ra dấu hiệu của đột quỵ?
Bạn có thể nhận biết nguy cơ đột quỵ thông qua những dấu hiệu sau:
Nếu xảy ra bất cứ triệu chứng đột quỵ nào nói trên, dù đang ngủ, đang hoạt động hoặc đang làm việc, xin đừng chần chừ, hãy gọi ngay Hotline cấp cứu 093 508 8802 hoặc đến ngay Bệnh viện Tâm trí Nha Trang để được cấp cứu kịp thời.