Tuesday, 11/06/2019, 07:39 GMT+7
Những nguy hiểm khôn lường khi bị hóc xương cá
Thông thường, mỗi khi ăn cá, chúng ta hay gỡ thịt cá ra khỏi xương nhưng thực tế cho thấy nhiều mảnh xương vụn khá sắc vẫn "ẩn lấp" trong phần thịt cá. Và khi ăn, xương cá có thể mắc ngay ở cổ họng hoặc dạ dày, dù kích thước nhỏ nhưng cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm.Việc hóc xương cá không chỉ gây cảm giác khó chịu, mà nó còn ảnh hưởng đến thực quản, dạ dày...
Trong hầu hết các trường hợp, cơ thể sẽ tiêu hóa miếng xương và ngay sau đó bị đào thải ra ngoài bằng đường đại tiện. Tuy nhiên, nhiều người bị rơi vào tình trạng xương cá không được tiêu hóa, nên sẽ bị đau trong lần đi đại tiện do xương cá mắc ở phân. Còn nếu xương cá mắc kẹt trong dạ dày thì bạn cần phải đi khám bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp.
Thời gian vừa qua, các bác sĩ (BS) Phòng Nội Soi, Bệnh viên Đa khoa (BVĐK) Tâm Trí Nha Trang liên tiếp xử trí cấp cứu những trường hợp bệnh nhân ăn cá nuốt xương hoặc bị hóc xương bò gây biến chứng thủng đường tiêu hóa phải phẫu thuật.
Cụ thể tối ngày 06/06 , Bệnh nhân N.V.T 30 tuổi đang sinh sống tại phường Vĩnh Trường, sau bữa ăn tối anh cảm thấy đau bụng, quặn từng cơn. Đến sáng hôm sau khi đi thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Nha Trang, bệnh nhân đã được bác sĩ chỉ định làm nội soi thì tình cờ phát hiện mẩu xương cá dài khoảng 2,5 cm,đang cắm chặt vào hang vị dạ dày. Đây chính là nguyên nhân gây đau bụng của bệnh nhân. các bác sĩ nội soi đã tiến hành đưa dụng cụ luồn vào ống nội soi và cẩn thận gắp xương cá ra ngoài một cách rất an toàn.
Sau khi được bác sĩ gắp thành công xương cá, bệnh nhân đã không còn đau nữa và việc ăn uống trở lại bình thường.
Rất may là bệnh nhân đã đến bệnh viện điều trị và gắp xương cá ra kịp thời vì nếu đến muộn thì sẽ dễ dẫn đến viêm, loét, thậm chí thủng dạ dày gây viêm màng bụng, viêm phúc mạc phải phẩu thuật cấp cứu.
Những lưu ý khi bị mắc xương
Tuyệt đối không dùng tay móc họng để lấy xương, hành động này rất nguy hiểm vì khả năng lớn là bạn không thể lấy xương ra được mà vô tình còn khiến xương bị đẩy vào sâu hơn nữa.Không chỉ thế, hành động này còn có thể gây tổn thương thực quản, xước, rách, thậm chí là thủng thực quản rất nguy hiểm.
Tuyệt đối không uống nước hay ăn cơm thành miếng to để mong xương chạy theo cơm hay nước vào trong. Bởi vì, cách làm này rất nguy hiểm khi gặp những mẩu xương lớn có thể đâm thủng mạch máu.
Không được khạc nhổ nhiều làm tăng cảm giác đau rát khó chịu và ảnh hưởng đến thực quản.
Khi bị hóc xương cá, mà bệnh nhân cảm thấy đau, áp dụng mọi cách nhưng không thể đẩy miếng xương ra ngoài được, không thể nuốt nước bọt hay ăn uống, sốt cao, quan sát bên ngoài cổ thì thấy sưng, khi sờ nhẹ cũng thấy đau. Lúc này bạn cần ngay lập tức đến các cơ sở y tế để gặp chuyên gia, từ đó được nội soi, chụp X-quang và tiến hành gắp xương cá kịp thời.
Nếu chắc chắn đó là "xương nhỏ" và vị trí bị "hóc nằm ở cổ họng", bạn có thể dùng những mẹo sau xử lý ở nhà
Nhét tỏi vào lỗ mũi:
Cách làm này được xem là cách làm đơn giản và được nhiều người áp dụng. Bởi loại gia vị này luôn sẵn có trong bếp nhà bạn, rất dễ kiếm mà không mất nhiều thời gian.
Do đó, khi bị hóc xương cá hãy xác định xem mình bị hóc bên nào. Nếu là hóc bên phải thì hãy dùng một nhánh tỏi bóc vỏ và nhét vào lỗ mũi bên trái sau đó hãy bịt lỗ mũi bên phải lại và thở bằng mồm.
Khoảng 1-2 phút sau bạn sẽ hắt hơi và nôn ra, khi đó xương cá sẽ theo đó mà ra ngoài. Bạn có thể làm điều ngược lại với lỗ mũi bên phải nếu như bị hóc xương bên trái.
Ngậm và nuốt vỏ cam:
Với cách này thì vỏ cam có vai trò là hoạt chất khiến xương cá mềm và tan theo nước bọt. Do đó, khi bị hóc xương cá bạn chỉ cần lấy một miếng vỏ cam ngậm trong miệng một lúc thì xương cá sẽ tự tan ra.
Dùng một viên vitamin C:
Vitamin C cũng có tác dụng giống như vỏ cam. Do đó, khi bị hóc xương cá bạn có thể ngậm vitamin C.
Sau vài phút là xương cá sẽ tự động phân hủy. Ngoài ra, vitamin C còn có tác dụng giảm đau, kháng viêm rất tốt cho vùng thực quản bị hóc xương cá tránh được sự tổn thương.