banner

TĂNG HUYẾT ÁP: ĐƠN GIẢN MÀ KHÔNG ĐƠN GIẢN

Thứ hai, 20/06/2016, 10:03 GMT+7

tanghuyeap1

    Tăng  huyết  áp hiện nay đã trở thành một bệnh phổ biến  ở nước  ta. Người dân hiện  nay có thể rành rọt cách đo huyết áp làm sao, chẩn đoán thế nào và kiêng cữ món gì trong quá trình điều trị bệnh.

Khi ra đường chúng  ta sẽ không hiếm gặp cảnh các ông, các bà đi tập thể dục buổi sáng, sau những lời chào hỏi sẽ là lời nhắc chừng  “ Ông/Bà đã uống thuốc huyết áp chưa mà đi vậy? ”  hoặc trong phòng khám, khi Bác sĩ hỏi “Ông/Bà đang uống thuốc huyết áp gì vậy ?” thì sẽ gặp những câu trả lời “Tôi uống viên đầu trắng-đầu vàng (Amlodipine)”. Vui- vì huyết áp cao ngày càng được nhận thức, được chú  ý và người bệnh ngày càng tham gia nhiều hơn vào quá trình điều trị của chính mình. Điều này giúp tỷ lệ đạt mục tiêu điều trị huyết áp cao hơn.

Ấy vậy mà câu chuyện nhiều khi không đơn giản như vậy !

    Trung  tuần tháng  4 vừa qua, Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Nha Trang tiếp nhận một trường hợp đặc biệt:  Chị N.N.A 45 tuổi, nhập viện vì huyết áp cao 200/90 mm Hg gây mệt mỏi, té ngã tại nhà. Tại phòng Cấp cứu Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Nha Trang , bệnh nhân được xử trí tích cực bằng thuốc hạ áp-tuy nhiên huyết áp vẫn không hạ.

tanghuyeap2

    Khai thác bệnh sử : Bệnh nhân cho biết mình phát hiện huyết áp hơn 10 năm trước khi tình cờ đi khám phụ khoa, huyết áp khi đó cũng đã 190/200 mm Hg. Bệnh nhân than thỉnh thoảng có yếu chân. Bệnh nhân đã đi nhiều bệnh viện  ở  TP. Hồ Chí Minh , Nha Trang , ở đâu cũng được chẩn đoán tăng huyết áp, cho thuốc điều trị nhưng không đưa được huyết áp trở về bình thường. Do đó bệnh nhân gần như buông xuôi, chấp nhận mức huyết áp cao như vậy và không tái khám gì nữa.

    Qua những lời kể của bệnh nhân, Bác sĩ đã nghi ngờ một trường hợp “Tăng huyết áp thứ phát”. Với việc đo thêm huyết áp tứ chi cho thấy có sự chênh lệch huyết áp giữa 2 tay với nhau, giữa tay với chân cùng bên. Hiện tượng trên càng ủng hộ cho giả thuyết bệnh nhân bị “Tăng huyết áp thứ phát”. Bác sĩ đã cho thử các xét nghiệm về  hormone, về điện giải và chẩn đoán hình ảnh học. Kết quả chụp CT scan bằng máy  CT scanner Toshiba  160 lát tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Nha Trang cho thấy bệnh nhân có một chỗ hẹp bẩm sinh ở Động mạch chủ ngực -một bệnh hiếm gặp. Đây chính là nguyên nhân làm cho huyết áp bệnh nhân tăng rất cao, khó kiểm soát bằng thuốc và gây chênh lệch huyết áp tứ chi.  

tanghuyeap3

    Sau khi hội chẩn chẩn với các Bác sĩ Bệnh viên đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng cùng đồng ý với kết luận. Bệnh nhân trên đã được chuyển đến  Khoa Phẫu Thuật Tim BV Chợ Rẫy, tại đây kết quả  CT scan lần 2 cũng cùng kết luận với  kết quả tại Bệnh viên đa khoa Tâm Trí Nha Trang. Bệnh nhân đã được lên kế hoạch phẫu thuật, giải quyết chỗ hẹp Động mạch chủ, đưa bệnh nhân trở về cuộc sống bình thường.

    Câu chuyện trên cho thấy Tăng huyết áp là một bệnh phổ biến, tuy nhiên cũng có trường hợp hiếm gặp, khó khăn trong chẩn đoán và điều trị. Các bệnh nhân Tăng huyết áp vẫn cần tái khám để các Bác sĩ theo dõi ; và các Bác sĩ lâm sàng cần chú ý các dấu hiệu cảnh báo Tăng huyết áp thứ phát – giúp cơ hội điều trị triệt để Tăng huyết áp.

Các dấu hiệu gợi  ý Tăng huyết áp thứ phát:

  • Khởi phát bệnh sớm < 30 tuổi hoặc quá trễ > 60 tuổi.
  • Huyết áp khi mới phát hiện đã rất cao >180/110mmHg.
  • Huyết áp khó hoặc không thể kiểm soát được bằng thuốc.
  • Biến chứng cơ quan đích sớm (Suy tim, mờ mắt, suy thận…)
  • Có một số dấu hiệu gợi ý (Huyết áp chênh lệch 2 tay-2 chân; yếu chi dưới từng cơn; tuyến giáp to; run tay; phừng mặt;…)

Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Nha Trang hân hạnh là nhà chăm sóc sức khỏe cho bạn !

·         Gọi đến số (058) 3887 599 hoặc hotline : 0906 557 535

·         Địa chỉ Facebook :  https://www.facebook.com/TamTriNhaTrang/

 


BS Đỗ Trần Khánh Hà – BVĐK Tâm Trí Nha Trang