banner

CÁCH PHÒNG TRÁNH SẸO DA DO BỆNH THỦY ĐẬU

Thứ bảy, 22/02/2020, 13:42 GMT+7

Covid-19 có lẽ là từ khóa hot nhất hiện nay chiếm được rất nhiều sự quan tâm từ công chúng, nhưng có một loại virus khác hiện tại cũng đang bùng phát tại Nha Trang mà phòng khám da liễu bệnh viện Tâm Trí chúng tôi gặp rất nhiều, đó chính là virus Varicella zoster (VZV) gây bệnh thủy đậu.

Mặc dù cũng họ hàng nhà virus, nhưng thủy đậu có vẻ quen thuộc và ít được sự chú ý trong cộng đồng mặc dù hiện tại tỉ lệ bệnh thủy đậu ghi nhận khá cao từ sau Tết đến nay.

I. Nguyên nhân và đường lây truyền của bệnh:

- Do trực tiếp hít phải những giọt nước bọt trong không khí có chứa vi rút thuỷ đậu hoặc qua tiếp xúc với tổn thương da ở người bị thuỷ đậu.

- Bệnh xuất hiện quanh năm và lây lan nhanh, xuất hiện nhiều nhất là khi thời tiết chuyển mùa từ mùa xuân sang mùa hè.

- Bệnh xảy ra phần nhiều ở trẻ em, nhưng cũng không ít người lớn mắc bệnh này.

- Bệnh có thể rải rác ở các gia đình hoặc bùng phát thành các vụ dịch ở những nơi đông dân cư, trường học,...

benh-thuy-dau-khi-nao-thi-het-lay

Nguyên nhân và đường lây truyền bệnh thủy đậu

II. Triệu chứng và thời gian ủ bệnh

Bệnh thủy đậu là một bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp (hắc hơi, ho,…) và tiếp xúc dịch tiết từ nốt thủy đậu bị vỡ trên da.

Thời gian ủ bệnh thủy đậu có thể kéo dài từ 2 – 3 tuần, sau đó bệnh nhân sẽ có biểu hiện sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, đau đầu, chán ăn/ buồn nôn, đau lưng,… Khoảng 2 -3 ngày sau xuất hiện những nốt đỏ đầu tiên ở mặt, sau đó lan nhanh xuống ngực và lưng, cuối cùng là tay chân.

Đặc trưng của những nốt thủy đậu này là tiến triển khá nhanh trong vòng 12h, từ những ban đỏ chuyển thành những nốt mụn nước kích thước từ 2-3mm. Những nốt mụn nước này khá nông, thành mỏng và có viền đỏ xung quanh, tựa những “giọt sương trên cánh hoa hồng”. Sau đó chúng sẽ vỡ ra, tạo những viền mài vẩy khổ và từ từ biến mất sau đó.

Dau-hieu-nhan-biet-thuy-dau

Dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu

III. Bị thủy đậu có để lại sẹo không ?

Bệnh thủy đậu có thể để lại một số biến chứng nặng nề như : Viêm phổi thủy đậu , viêm não thủy đậu, mặc dù thể bệnh nặng này khá hiếm gặp.

Nhiều người lo sợ những nốt thủy đậu này có thể để lại sẹo. Nhưng thật tế nốt thủy đậu sẽ không để lại sẹo nếu bạn điều trị sớm và đúng cách, để không bị tổn thương hay viêm nhiễm thứ phát sau đó.

cach-phong-chong-seo-da-do-benh-thuy-dau-1

Thủy đậu sẽ không để lại sẹo nếu bạn điều trị sớm và đúng cách

IV. Cách chăm sóc da như thế nào phù hợp để không để lại biến chứng sẹo do thủy đậu.

Bạn nên biết rằng, những nốt thủy đậu là những tổn thương rất nông trên bề mặt da nên sẽ không để lại sẹo nếu không bị bội nhiễm vi khuẩn hoặc bị chấn thương do cào gãi.

  • Do vậy nên thoa những dung dịch có tính sát khuẩn nhẹ để tránh tình trạng nhiễm khuẩn những mụn nước thủy đậu vỡ như xanh methylene (milian), eosin 2%,… Thông thường bác sĩ da liễu sẽ ưu tiên chọn thuốc dạng dung dịch vì giúp làm nốt thủy đậu bị vỡ dễ khô nhanh hơn, thay vì dùng các loại thuốc bôi dạng đặc khác.
  • Không kiên tắm, vì việc tắm rửa sạch sẽ với xà bông tắm giúp đảm bảo làn da luôn được sạch và không làm bội nhiễm vi khuẩn những nốt thủy đậu.
  • Tránh cào, gãi, cậy… vì những tổn thương này rất rất dễ để lại sẹo sau đó.
  • Nên cho trẻ đi chích ngừa thủy đậu từ 12 tháng tuổi trở lên.
  • Phụ nữ trước khi có ý định mang thai nên đi chủng ngừa để bảo vệ sức khỏe của mẹ và con khi mang thai.
  • Tăng cường bổ sung thức ăn rau củ quả có nhiều vitamin c, kẽm,… như ngũ cốc nguyên hạt, rau chân vịt, nấm, các loại hạt, yến mạch, hạt bí ngô, hải sản, … để tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch. Mặc dù điều này chỉ hỗ trợ một phần nhỏ trong phòng ngừa bệnh trong mùa cao điểm của bệnh thủy đậu. Cách phòng bệnh tốt hơn cả là là mọi người cũng nên đi chủng ngừa thủy đậu để phòng tránh bệnh trong mùa cao điểm.

cach-phong-chong-seo-da-do-benh-thuy-dau

 


Phòng khám Da Liễu - Bệnh viện Tâm Trí Nha Trang